Trong bối cảnh tiếp thị kỹ thuật số hiện nay, mỗi doanh nghiệp không nên bỏ qua những kênh Digital Marketing có hiệu quả vượt trội. Đây là cách tận dụng nguồn lực để thúc đẩy sự tương tác và tạo dấu ấn cho mỗi thương hiệu. Cùng Trust Media tham khảo 7 kênh Digital Marketing phổ biến được sử dụng nhiều nhất để có thể định hình tương lai của chiến lược tiếp thị nhé!

SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Seo - Kenh Digital Marketing
Seo – Kênh Digital Marketing

Trong hành trình tiếp cận khách hàng trực tuyến, SEO đã trở thành một cách tiếp thị vô cùng quan trọng, có khả năng giúp bạn tạo sự hiện diện tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm như Google. Bằng cách xuất hiện TOP đầu kết quả tìm kiếm của Google, website của bạn đã mở ra cơ hội lớn để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Thực tế rằng có hơn 63% người dùng Internet tại Việt Nam thường tìm kiếm thông tin trên Google hàng tuần (theo dantri).

Việc thực hiện chiến dịch SEO một cách toàn diện cho nhiều từ khóa liên quan và thậm chí cả những câu hỏi đáp khác nhau sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng đáng kể. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi bạn tập trung vào những từ khóa thương hiệu. Khi khách hàng tìm kiếm thông tin và thấy website của bạn xuất hiện liên tục, sự uy tín của bạn trong lĩnh vực họ quan tâm tăng lên. Thay vì chỉ tìm kiếm thông qua Google, họ có thể trực tiếp gõ tên thương hiệu hoặc truy cập vào trang web của bạn qua kênh Digital Marketing này.

Lưu ý:

  • Đối với những từ khóa liên quan đến thương hiệu, điều quan trọng là hướng người dùng đến trang đích thích hợp. Nếu không, bạn có thể mất lượng traffic quý báu và gây mất trải nghiệm khi họ không tìm thấy thông tin cần thiết.
  • Chiến dịch SEO đánh dấu hiệu quả thông qua việc theo dõi sự tăng trưởng của lượng tìm kiếm các từ khóa thương hiệu và lượng truy cập trực tiếp vào trang web (direct traffic). Điều này đã chứng tỏ hiệu suất tăng trưởng thương hiệu của bạn qua các chiến dịch nhận diện thương hiệu.

Xem Thêm:

Google Search Ads – Tối ưu Quảng cáo trên Google 

Google Search Ads
Google Search Ads

Giống như SEO, Google Search Ads là một kênh Digital Marketing tiếp cận quảng cáo trên nền tảng tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Google Search Ads là khả năng đẩy trang web của doanh nghiệp lên TOP kết quả tìm kiếm một cách nhanh chóng và có hiệu suất ngay lập tức mà không cần đợi như SEO. Điều này được thực hiện thông qua mô hình chi phí trả theo số lượt nhấp chuột (cost per click – CPC), nơi doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo.

Một báo cáo từ Google đã chỉ ra rằng việc sử dụng Google Search Ads đã giúp doanh nghiệp tăng 6,6% khả năng nhận diện thương hiệu từ phía khách hàng. Mặc dù không có việc nhấp chuột, doanh nghiệp vẫn được tiếp cận với khách hàng, tạo ra sự nhận biết tên website và thương hiệu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Google Search Ads không đóng vai trò tăng sự nhận diện thương hiệu. Điều này đúng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì cần một nguồn kinh phí liên tục để duy trì vị trí xuất hiện trên TOP kết quả tìm kiếm Google.

Thế mạnh thực sự của Google Search Ads nằm trong khả năng tạo ra chuyển đổi và tăng lượng truy cập vào trang web. Vì vậy, việc sử dụng kênh Digital Marketing này nên được xem xét kỹ lưỡng và kết hợp với các phương thức khác để tạo ra một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số toàn diện và hiệu quả.

Kênh Digital Marketing Social Media

Social Media
Social Media

Trong cuộc chạy đua để gia tăng nhận diện thương hiệu, không thể bỏ qua vai trò quan trọng của các hình thức tiếp thị trên mạng xã hội. Trong số đó, Facebook đứng đầu với hơn 57% dân số Việt Nam sử dụng, từ độ tuổi 13 đến trên 65. Đặc biệt, nhóm độ tuổi từ 18 – 34 chiếm tỷ lệ cao nhất. Bên cạnh Facebook, Zalo, Instagram và Linkedin cũng là những lựa chọn thường được sử dụng.

Tuy nhiên, mặc dù Facebook có sự phổ biến rộng rãi nhưng việc lựa chọn kênh mạng xã hội còn phụ thuộc vào loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, du lịch hoặc thời trang, Instagram có thể là kênh Digital Marketing thích hợp với sự chia sẻ hình ảnh độc đáo và hướng tới giới trẻ.

Việc lựa chọn kênh Digital Marketing còn phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn. Nếu bạn muốn thảo luận về dịch vụ, sản phẩm B2B hoặc việc làm thì Linkedin có thể là nơi phù hợp để kết nối với đối tượng mục tiêu chính.

Một yếu tố quan trọng là tìm hiểu đối tượng mục tiêu của bạn. Biết về sở thích, xu hướng và sự xuất hiện trên các mạng xã hội sẽ giúp bạn chọn lựa kênh Digital Marketing thích hợp và xây dựng nội dung quảng cáo hiệu quả.

Có một số cách phổ biến để tăng nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội:

  • Sử dụng các mini game để tăng tương tác và tham gia của khách hàng.
  • Sử dụng hình thức quảng cáo trả phí của chính mạng xã hội để tiếp cận một lượng lớn người dùng.
  • Đặt quảng cáo trên các trang, nhóm có lượng người theo dõi đông đảo để tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Kênh YouTube 

Youtube
Youtube

Với hơn 45 triệu người dùng tại Việt Nam và hơn 2 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới, YouTube đứng thứ hai trong danh sách các mạng tìm kiếm lớn chỉ sau Google. 57% người dùng tham gia khảo sát cho thấy họ muốn thấy nhiều nội dung video hơn từ các doanh nghiệp, đồng thời người xem video cũng nhớ đến hơn 95% nội dung quảng cáo so với chỉ 10% của quảng cáo văn bản thuần túy.

Các số liệu trên không thể chối cãi về tiềm năng của YouTube như một kênh quảng cáo hiệu quả. Nó không chỉ phù hợp cho việc gia tăng nhận diện thương hiệu mà còn phù hợp cho nhiều mục tiêu tiếp thị khác nhau.

Đối với doanh nghiệp, YouTube cung cấp 2 cách chính để tăng cường nhận diện thương hiệu:

  • Xây dựng nội dung hữu ích trên kênh riêng của doanh nghiệp: Bạn cần tạo ra nội dung hấp dẫn, hữu ích và phù hợp với đối tượng mục tiêu trên kênh YouTube của doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp xây dựng sự tương tác và kết nối với khách hàng mục tiêu mà còn cung cấp cơ hội để trình bày giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tận dụng quảng cáo trả phí của Youtube: Sử dụng hình thức quảng cáo trả phí trên YouTube để tiếp cận một lượng lớn người dùng. Bạn cần lựa chọn đối tượng mục tiêu dựa trên tiêu chí như độ tuổi, quan tâm và hành vi sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng quảng cáo trả phí trên YouTube là cố gắng thu hút sự chú ý của người xem ngay từ 5 giây đầu tiên. Đối với quảng cáo dài 30 giây, nếu người dùng nhấn “skip” trong 5 giây đầu tiên, bạn sẽ không phải trả phí cho lượt xem đó. Điều này vẫn giúp người dùng biết đến thương hiệu của bạn ngay cả khi họ chọn bỏ qua quảng cáo.

Kết hợp cả việc xây dựng nội dung hấp dẫn và sử dụng quảng cáo trả phí trên YouTube có thể tạo ra một hiệu ứng tổng hợp mạnh mẽ, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.

Google Display Network

Google Display Network
Google Display Network

Trong danh sách các công cụ quảng cáo của Google, Google Display Network (GDN) – còn được gọi là quảng cáo mạng hiển thị là một kênh Digital Marketing đã được xây dựng đặc biệt hiệu quả để đạt được mục tiêu tăng cường nhận diện thương hiệu. Dưới đây là bốn lý do quan trọng:

  • Chi Phí Hiển Thị Thấp: Khi lựa chọn hình thức quảng cáo CPM (Cost per 1000 impressions), tức là chi phí cho 1000 lần hiển thị quảng cáo, GDN thường có chi phí thấp hơn so với các hình thức quảng cáo khác. Theo kinh nghiệm của Trust Media, đa số các ngành có chi phí chỉ vài nghìn đồng cho 1000 lần hiển thị. Các con số từ Brands Vietnam cũng chỉ ra rằng các ngành thường có mức giá từ 50 đến 290 đồng/lượt hiển thị. Các ngành dịch vụ địa phương có thể đầu tư cao hơn, nhưng tỷ lệ cũng không quá cao.
  • Nổi Bật và Dễ Nhớ: Sử dụng banner hình ảnh trong nội dung quảng cáo giúp thương hiệu của bạn nổi bật hơn và dễ nhớ hơn trong tâm trí khách hàng. Hình ảnh có khả năng gợi cảm xúc và gắn liền với thương hiệu, tạo sự kết nối mạnh mẽ với người xem.
  • Tiếp Cận Đúng Đối Tượng Mục Tiêu: GDN cho phép lựa chọn đối tượng mục tiêu khá chính xác, giúp doanh nghiệp tiếp cận những khách hàng tiềm năng thực sự. Việc này tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch và đảm bảo người xem thực sự có quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Tiếp Thị Lại và Top of Mind: Bên cạnh đó, nó còn cung cấp khả năng thực hiện tiếp thị lại (remarketing) đối với những người đã truy cập website của bạn. Điều này giúp giảm chi phí cho mỗi lượt hiển thị và đồng thời tạo tần suất tiếp xúc cao với khách hàng. Khi đến quyết định mua hàng, thương hiệu của bạn sẽ luôn nằm trong tâm trí khách hàng – một yếu tố quan trọng khi họ đưa ra quyết định mua sắm.

Qua việc kết hợp các yếu tố này, Google Display Network không chỉ là một công cụ hiệu quả để tăng nhận diện thương hiệu mà còn giúp xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng tiềm năng.

>>>Tìm hiểu thêm: Phương pháp ứng dụng Digital Marketing cho doanh nghiệp

Đặt Bài PR trên Báo Điện Tử 

Dat Bai Pr Tren Bao Dien Tu
Đặt Bài Pr Trên Báo Điện Tử

Trước khi khái niệm về online marketing trở nên phổ biến, việc đặt bài PR trên các tờ báo truyền thống đã là một kênh quảng cáo rất thịnh hành để xây dựng nhận diện thương hiệu. Dù Internet phát triển mạnh, những hình thức báo giấy dần thoái trào, thế nhưng các dịch vụ báo mạng lại nổi lên, và hành vi “đọc báo” vẫn là một thói quen hàng ngày của nhiều người dân Việt Nam.

Vì lý do này, việc đặt bài PR trên các trang báo mạng vẫn mang lại hiệu quả đáng kể trong việc tăng cường nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc tạo sự nhận thức, việc xuất hiện trên các báo nổi tiếng như Dantri.vn hay VnExpress.vn còn giúp tăng tính chính danh và độ uy tín của thương hiệu.

Khác với việc khách hàng có thể tham khảo review và ý kiến đa dạng trên mạng xã hội, thông tin từ các bài viết trên báo có thể giúp khách hàng tìm thấy sự chứng minh về sự uy tín của thương hiệu. Báo chí mang đến một nguồn thông tin đáng tin cậy, là nơi khách hàng có thể kiểm chứng thông tin một cách kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, điều này cũng áp đặt một trách nhiệm lớn cho các doanh nghiệp. Nếu sản phẩm không chất lượng, gây tranh cãi, hoặc dính líu đến scandal, việc đặt bài PR trên báo sẽ gặp khó khăn. Một ví dụ cụ thể là công ty Monsanto năm 2017, khi doanh nghiệp này dính líu đến scandal liên quan đến sản phẩm gây biến đổi gen. Gần như không có trang báo uy tín nào chấp nhận đăng bài PR cho doanh nghiệp này trên nền tảng của họ.

KOLs

Kols
Kols

KOLs, viết tắt của Key Opinion Leaders đề cập đến những cá nhân là chuyên gia có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể và có khả năng ảnh hưởng đến đông đảo người khác. Họ đóng vai trò như những người dẫn đầu ý kiến, thúc đẩy sự hiểu biết và tạo sự tín nhiệm trong cộng đồng.

Chẳng hạn, Mai Xuân Đạt có thể được xem là KOL trong lĩnh vực Google và cộng đồng Digital Marketing. Theo một nghiên cứu từ Searchengineland, có tới 88% người tiêu dùng tin tưởng vào các đánh giá online từ KOLs, và 72% người tham gia khảo sát cho rằng các đánh giá tích cực từ KOLs sẽ là yếu tố quan trọng khi họ đưa ra quyết định về việc tin tưởng một thương hiệu hay không.

Với tình hình như vậy, KOLs đang ngày càng trở thành một kênh Digital Marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng nhận diện thương hiệu. Họ đem lại sự cá nhân hóa trong nội dung, giúp tạo sự gần gũi và thu hút trong thông điệp, đồng thời quan trọng hơn, họ có khả năng tiếp cận trực tiếp đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

KOLs có thể hoạt động cả trên môi trường online và offline, tuy nhiên, trong thời đại số hóa, họ thường liên kết chặt chẽ với mạng xã hội. Đa số KOLs thường hoạt động và tương tác trực tiếp với khán giả trên các nền tảng này.

Khi chọn KOLs, bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau:

  • Độ nổi tiếng của KOL: Họ có lượng người theo dõi đông đảo không? Khán giả của họ có trùng với khách hàng mục tiêu của bạn không?
  • Sự liên quan của KOL đối với thương hiệu: KOL có kiến thức và sự tương quan trong lĩnh vực của bạn hay không? Thông tin về cá nhân, quan điểm, lối sống, phát ngôn cần phải phù hợp với thương hiệu của bạn.
  • Cảm xúc của công chúng đối với KOL: Công chúng mục tiêu có nhận định tích cực hay tiêu cực về KOL? Thậm chí nếu họ là chuyên gia trong lĩnh vực, nếu họ có những vấn đề cá nhân gây tranh cãi, thương hiệu của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng nếu quyết định hợp tác với họ.

KOLs là một kênh Digital Marketing hiệu quả để xây dựng và củng cố nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, việc chọn đúng và tạo được sự tương thích với thương hiệu là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch.

Với khả năng không ngừng phát triển của công nghệ và môi trường kỹ thuật số, việc xây dựng nhận diện thương hiệu thông qua các kênh Digital Marketing không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là một cơ hội để tạo nên sự khác biệt và đột phá trong ngành kinh doanh ngày nay.

DMCA.com Protection Status