Quảng cáo Google Display Network (GDN) vừa làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp vừa giúp bám đuôi khách hàng hiệu quả. Vậy làm thế nào có thể thiết lập loại quảng cáo này? Xem ngay bài viết dưới đây của Trust Media để có cái nhìn tổng quan nhất về quảng cáo Google Display Network nhé! 

Quảng Cáo Google Display Network
Quảng Cáo Google Display Network

Thế nào là Google Display Network?  

Google Display Network là một trong những hình thức quảng cáo hiển thị trên Google. Quảng cáo Google Display Network có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào của website được đặt code. Trong đó phổ biến nhất là: phần nội dung, widget, trước hoặc sau phần nội dung, banner hiển thị trên đầu website… 

Ưu, nhược điểm của quảng cáo Google hiển thị

Quảng cáo Google Display Network có những điểm mạnh sau:

  • Phạm vi tiếp cận lớn với khả năng tiếp cận lên đến 90% người sử dụng mạng internet,
  • Tốn ít chi phí: CPC cho một lượt click chuột của quảng cáo này tương đối rẻ, khoảng 500 VND cho một mục tiêu nhắm và khoảng 1.500 VND đối với mục tiêu bám đuôi. Tỷ lệ giữa chi phí và số click nhấp chuột mà nhà quảng cáo phải trả cho Google sẽ biến đổi, tùy thuộc vào độ rộng của tệp đối tượng khách hàng mục tiêu và chất lượng của mẫu quảng cáo.
  • Được đưa hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ vào trong mẫu quảng cáo: Điều này sẽ giúp nhanh chóng thu hút, lôi kéo khách hàng và khắc ghi vào tâm trí của họ về thương hiệu của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này vẫn còn một số nhược điểm như: 

  • Tỷ lệ lượt chuyển đổi khá thấp: Quảng cáo Google Display Network sẽ xuất hiện cả đến những khách hàng không có nhu cầu, có nghĩa là họ nhìn thấy quảng cáo của bạn một cách “bị động”. Cho nên, tỷ lệ lượt chuyển đổi của quảng cáo Google Display Network sẽ thấp hơn Google Search Ads. Bởi Google Search Ads tiếp cận đến tệp khách hàng có nhu cầu và họ chủ động tìm kiếm về sản phẩm/dịch vụ .
  • Khó kiểm soát bởi độ lớn của tệp khách hàng quá rộng: Khi đó các nhà quảng cáo sẽ gặp khó khăn trong việc xác định được đâu là đối tượng mà mình cần tiếp cận. Do đó, các nhà quảng cáo cần phải cẩn thận, kiểm tra sát sao khi sử dụng quảng cáo Google GDN. 
  • Tiêu tốn nhiều tài nguyên để lôi kéo khách hàng hơn: Với hình thức quảng cáo Google Search Ads, bạn chỉ cần có nội dung và nhập thông tin vào tài khoản là có thể hoàn tất mẫu quảng cáo. Thế nhưng với quảng cáo Google Display Network thì tiêu tốn nhiều thời gian hơn vì cần phải đầu tư chỉnh chu về mặt hình ảnh để chiến dịch mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Quảng cáo GDN có cách thức hiển thị như nào? 

Cách Thức Hiển Thị Của Quảng Cáo Gdn
Cách Thức Hiển Thị Của Quảng Cáo Gdn

Quảng cáo Google Display Network thường hiển thị theo các cách thức sau:

  • Dạng hình ảnh: Đây là định dạng được sử dụng phổ biến và nhiều nhất của quảng cáo Google Display Network. Bởi vì nhờ khả năng đảm bảo hiển thị dựa vào KV của chiến dịch quảng cáo hoặc tuân thủ việc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Dạng ảnh động: Đây cũng là một trong những định dạng được các nhà quảng cáo ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải tài khoản quảng cáo nào cũng có thể sử dụng được định dạng ảnh động. Nếu tài khoản của bạn có HTML5, đồng thời tuân thủ theo các chính sách và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau thì quảng cáo Google Display Network có thể sử dụng được định dạng ảnh động: 
  • Tài khoản mở hơn 1 tháng 30 ngày.
  • Có tổng số tiền chi tiêu trên 9.000 $. 
  • Quá trình triển khai chiến dịch quảng cáo tuân thủ theo các chính sách.

Hoặc bạn có thể điền vào biểu mẫu để đăng ký sử dụng quảng cáo có định dạng HTML5 nhưng khi đó tài khoản cần phải có:

  • Quá trình triển khai tuân thủ chặt chẽ các chính sách.
  • Lịch sử thanh toán minh bạch và rõ ràng.
  • Tổng số tiền chi tiêu trên 1.000$
  • Có thể hiển thị dưới dạng văn bản. 
  • Kết hợp giữa hình ảnh với văn bản: Đây là dạng quảng cáo sẽ bao gồm phần hình ảnh và phần chữ được kết hợp trong banner. Với dạng quảng cáo này sẽ có 2 cách hiển thị. Cách 1 là ảnh và chữ tách riêng nhau. Còn cách 2 là lồng ghép ảnh và chữ với nhau tạo nên banner hoàn chỉnh. 
  • Kết hợp giữa quảng cáo video với video có text: Đây là định dạng hiển thị video của các nhà quảng cáo trên website của đối tác trên nền tảng Google.

Lưu ý: Kể từ tháng 7 năm 2023, nếu không thêm video vào mẫu quảng cáo thì khi đó Google sẽ tự động thêm video từ hình ảnh và tiêu đề mà bạn cung cấp. 

Cách lập chiến dịch quảng cáo Google Display Network 

Sau đây, Trust Media sẽ hướng dẫn chi tiết các bước để lập được một chiến dịch quảng cáo Google Display Network. Cụ thể như sau: 

Chuẩn bị trước khi lập quảng cáo GDN

  • Cần phải có trang đích của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
  • Banner hình ảnh có chứa thông điệp mong muốn truyền tải và đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm tới.
  • Thông điệp quảng cáo của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Video (nếu có).

Thêm chiến dịch quảng cáo mới 

Bước 1: Tạo chiến dịch mới

Vào mục Tất cả các chiến dịch -> Nhấn vào Chiến dịch mới -> Chọn Tạo chiến dịch

Bước 2: Chọn lựa các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo Google Display Network. Tài khoản quảng cáo sẽ cung cấp các mục tiêu: 

  • Doanh số: Thủ đẩy việc bán hàng online, trong apss, qua điện thoại di động hoặc trực tiếp tại cửa hàng.
  • Khách hàng tiềm năng: Xác định được tệp khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ thực hiện các chuyển đổi.
  • Lưu lượng truy cập vào website: Có người dùng phù hợp truy cập vào website của bạn.
  • Có sự cân nhắc về sản phẩm và thương hiệu: Khuyến khích người dùng khám phá các sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
  • Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu cũng như phạm vi tiếp cận: Hiển thị quảng cáo đến nhiều người hơn.
  • Quảng bá cho ứng dụng: Tăng thêm số lượt cài đặt, tương tác và lượt đăng ký cho ứng dụng. 
  • Các chương trình khuyến mãi và tăng lượt ghé thăm cửa hàng thực tế: Thúc đẩy người dùng ghé qua cửa hàng. 

Với quảng cáo GDN, bạn có thể lựa chọn một trong 4 mục tiêu là: Doanh số, Lưu lượng truy cập vào website, Khách hàng tiềm năng Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu cũng như phạm vi tiếp cận. Nếu 4 mục tiêu này không phải mong muốn của bạn, thì hãy nhấn vào “Tạo chiến dịch không gồm mục tiêu”.

Bước 3: Lựa chọn việc chuyển đổi các mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo và đặt tên cho chúng.

  • Nếu trong danh sách không có mục tiêu chuyển đổi mà bạn mong muốn thì hãy nhấn vào mục  “Thêm mục tiêu” để bổ sung thêm. 
  • Nếu trong danh sách có các mục tiêu chuyển đổi mà bạn mong muốn loại bỏ thì nhấn vào dấu ba chấm góc ở bên phải bên trên màn hình để thực hiện xóa mục tiêu. 

Sau khi hoàn tất, hãy nhập tên website và chiến dịch quảng cáo Google Display Network. 

Xác định vị trí và lựa chọn ngôn ngữ

Hãy đảm bảo bạn xác định đúng vị trí và lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. Nếu bạn muốn chiến dịch quảng cáo của mình chỉ xuất hiện trong một khu vực nhất định thì hãy nhấn vào “Nhập một vị trí khác” rồi tiến hành nhập các thông tin: Vị trí được nhắm mục tiêu Chọn ngôn ngữ khách hàng của bạn đang sử dụng. 

Cài đặt ngân sách quảng cáo và đặt giá thầu 

Tại đây, bạn tiến hành nhập số tiền muốn chi tiêu hàng ngày vào ô ngân sách quảng cáo, Sau đó, tiến hành lựa chọn mức giá thầu phù hợp nhất với mình. Lúc này, Google sẽ tự động để các hình thức chiến lược giá đấu thầu thông minh theo “Giá trị tất cả lượt chuyển đổi”, “Tất cả lượt chuyển đổi”, “Số hiển thị có thể xem”. Nếu bạn không muốn sử dụng chiến lược này thì có thể nhấn vào mục “Hoặc chọn trực tiếp một chiến lược giá thầu “không khuyến khích)” để chuyển đổi sang chiến lược giá đấu thầu thủ công. 

Tiếp theo, bạn sẽ thực hiện đặt mức giá thầu cho một lượt click:

  • Chiến dịch bình thường, giá của CPC khoảng 1.000 VND đến 1.500 VND
  • Chiến dịch tiếp thị lại, giá của CPC có thể đặt từ 1.500 VND đến 2.000 VND. 

05 cách lựa chọn của Google để nhắm mục tiêu trên quảng cáo hiển thị 

Để tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu, Google sẽ căn cứ vào 5 cách sau: 

    • Phân khúc đối tượng: Điều này cho phép quảng cáo hướng đến các khách hàng cụ thể như: thích shopping, thích đọc báo, đang có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm… 
    • Nhân khẩu học: Hướng quảng cáo GDN đến những khách hàng có giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân… Đây là loại nhắm mục tiêu bắt buộc phải có khi triển khai chiến dịch quảng cáo. 
    • Từ khóa chính: Khi đó Google sẽ sử dụng từ khóa mà bạn cung cấp để lựa chọn website phù hợp. Lúc này, Google sẽ tự động quét địa chỉ và nội dung của website để hiển thị quảng cáo đến nội dung mà bạn muốn. 
    • Chủ đề: Phần này sẽ bao gồm: các chủ đề liên quan tới doanh nghiệp và landing page của bạn. 
  • Vị trí đặt quảng cáo Google Display Network: Xác định rõ ràng website mà bạn muốn hiển thị banner quảng cáo.

02 loại mẫu quảng cáo của Google Display Network và cách lên mẫu quảng cáo 

Quảng cáo hình ảnh: Với mẫu quảng cáo này bạn cần phải upload hình ảnh của mình lên trên Google và khi đó nó sẽ hiển thị hình ảnh mà bạn đã tải lên. Hình thức này, quảng cáo sẽ hiển thị theo 2 dạng là “Hình ảnh động” và “Hình ảnh”. 

Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý về kích thước và dung lượng của anh.

Đối với định dạng ảnh: GIF, PNG, JPG.

  • Kích thước 150KB là tối đa
  • Kích thước của quảng cáo

Kích thước của ảnh hình chữ nhật và vuông:

  • Hình vuông nhỏ: 200X200
  • Hình vuông: 250×250
  • Hình chữ nhật dọc: 240×400
  • Hình chữ nhật trong dòng: 300×250
  • Hình chữ nhật lớn: 336×280 
  • Màn hình rộng gấp ba: 250×360
  • Netboard: 580×400 

Kích thước của ảnh hình chữ nhật đứng:

  • Hình chữ nhật đứng: 120×600
  • Hình chữ nhật cao và rộng: 160×600
  • Hình chữ nhật cho quảng cáo nửa trang: 300×600
  • Hình chữ nhật thẳng đứng: 300×1050

Kích thước của ảnh hình chữ nhật dài:

  • Biểu ngữ: 468×60
  • Biểu ngữ đầu trang: 930×180 
  • Hình chữ nhật dài: 728×90
  • Hình chữ nhật dài lớn: 970×90
  • Bảng thông cáo: 970×250
  • Toàn cảnh: 980×1200 

Kích thước của ảnh hiển thị trên di động:

  • Biểu ngữ di động: 300×50
  • Biểu ngữ di động: 320×59
  • BIểu ngữ di động lớn: 320×100 

Tốc độ và độ dài của hình ảnh động đối với quảng cáo dạng GIF:

  • Dưới 30s.
  • Hình ảnh có thể được dùng lặp lại nhưng phải ngừng khoảng 30s
  • Chậm hơn khoảng 5 FPS. 

Quảng cáo hiển thị dạng thích ứng: Đây là mẫu quảng cáo có thể tự động, linh hoạt điều chỉnh không gian của quảng cáo. Nhà quảng cáo chỉ cần thiết kết 1 ảnh có tỷ lệ là 1:1,9 bằng với 1 ảnh có tỷ lệ là 1:1 có kích thước tối đa lần lượt là 1200×1200, 12000×68 và 2 ảnh biểu ngữ có tỷ lệ là 1:1 và 1:4 kết hợp với tiêu đề, mô tả. 

Sau khi hoàn tất việc lên các mẫu quảng cáo, các nhà quảng cáo có thể kiểm tra lại một lượt tất cả các cài đặt rồi hãy bắt đầu triển khai chiến dịch.

Mẹo giúp quảng cáo Google Display Network hoạt động hiệu quả 

Mẹo Giúp Quảng Cáo Google Display Network Hoạt Động Hiệu Quả
Mẹo Giúp Quảng Cáo Google Display Network Hoạt Động Hiệu Quả

Bắt đầu sử dụng quảng cáo Google Display Network tiếp thị lại:

  • Để liên lạc, kết nối với khách hàng trước đây đã từng tương tác với quảng cáo của bạn.
  • Được đặt quảng cáo có chiến lược.
  • Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu hoặc nhắc nhở người dùng mua hàng.

Loại bỏ những vị trí hiển thị không thích hợp: Kiểm tra lại các vị trí hiển thị quảng cáo để loại bỏ những vị trí không thích hợp như: apps game, website game, website xem phim… 

Kiểm soát chặt chẽ các vị trí hiển thị quảng cáo bằng việc sử dụng vị trí được quản lý: Cho phép bạn chọn đúng các website mà bạn mong muốn quảng cáo xuất hiện trên đó.

Đầu tư thiết kế thông điệp trên banner: Để thu hút khách hàng, tăng lượt click. 

Landing page rõ ràng và CTA cụ thể: Content nên viết theo cấu trúc AIDA để thôi thúc người dùng mua hàng. Bên cạnh đó, trang đích cần có thiết kế bắt mắt và điều hướng người dùng chuyển đổi. 

Thiết lập nhiều nhóm quảng cáo để kiểm tra: Hãy chia đều chi phí ra từng nhóm quảng cáo ứng với từng mẫu trang đích, banner, target. Sau đó kiểm tra lại nhiều lần để chọn được một tệp ưng ý nhất để tập trung ngân sách vào đó để nâng cao doanh thu. 

Tạo nhiều quảng cáo Google Display Network có đầy đủ định dạng: Giúp cho việc tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả hơn so với chỉ dùng định dạng quảng cáo bằng văn bản hoặc dùng hình ảnh riêng biệt. 

Những lỗi chạy quảng cáo Google hiển thị cần tránh 

Ngân sách quảng cáo Google Display Network và Google Ads không được tách riêng: Nhằm hạn chế tình trạng ngân sách quảng cáo chỉ tập trung vào Google Ads mà bỏ quên quảng cáo GDN khiến chúng không mang lại hiệu quả và ngược lại.

Hạn chế việc sử dụng nhiều nhắm mục tiêu ở trong một chiến dịch quảng cáo GDN: 

  •  Lựa chọn nhiều mục tiêu sẽ khiến khó khăn trong việc theo dõi cũng như quản lý chiến dịch và gặp trở ngại khi xác định tệp khách hàng tiềm năng.
  • Việc này khiến cho tệp đối tượng khách hàng tiềm năng bị thu nhỏ, quảng cáo không thể hiển thị hoặc có mức CPC quá cao.
  • Thay vì lựa chọn nhiều nhắm mục tiêu bạn cần phải chia nhỏ các mục tiêu theo đối tượng, từ khoá, vị trí đặt quảng cáo, nhân khẩu… để mang lại hiệu quả nhất. 

Không nên hiển thị quảng cáo GDN trên ứng dụng điện thoại:

  • Đặt quảng cáo trên các apps mobile game không những không mang lại hiệu quả mà còn lãng phí ngân sách.
  • Không chỉ vậy, khi quảng cáo trên này bạn sẽ vừa tốn nhiều ngân sách vừa không có lợi nhuận vì người chơi vô tình click tay vào quảng cáo. 

>>>Tìm hiểu thêm: Quảng cáo Google Ads không cắn tiền và cách khắc phục nhanh chóng

Kết luận

Bài viết trên đây đã điểm qua chi tiết cách tạo một chiến dịch quảng cáo Google Display Network, mẹo chạy cũng như các lỗi cần tránh khi thực hiện để có một chiến dịch hiệu quả.  Nếu còn có bất cứ khó khăn gì trong quá trình triển khai, hãy liên hệ cho Trust Media để được hỗ trợ nha!

DMCA.com Protection Status