Performance Digital Marketing là gì? Kiến thức bạn cần biết
Performance Digital Marketing liệu có phải là một chiến lược tối ưu nhất trong Digital với mục đích tạo nên những đột phá cho doanh nghiệp hay đã “nhường ngôi” cho những xu thế mới? Nếu chưa hiểu Digital Performance Marketing cũng như cách triển khai hiệu quả, tham khảo bài viết mà Trust Media mang đến dưới đây nhé!
Performance Digital Marketing là gì?

Đây được xem là một chiến lược tập trung vào đạt hiệu suất tối đa dựa trên các mục tiêu được đặt ra thông qua các nền tảng số. Thay vì chỉ sử dụng ngân sách có sẵn, các đơn vị triển khai Performance Marketing phải tối ưu hóa các KPI (Chỉ số hiệu suất) như:
- Nếu mục tiêu của chiến dịch là xây dựng thương hiệu, các KPI cần đạt được bao gồm số người tiếp cận (reach), số lượt tương tác (engage) và chi phí cho mỗi tương tác (CPE).
- Tuy nhiên,nếu mục tiêu của chiến dịch là tăng doanh số bán hàng, các KPI cần tối ưu là số lượng lead (khách hàng tiềm năng), chi phí cho mỗi lead (CPL) hoặc số đơn hàng, chi phí cho mỗi đơn hàng (CPA – Cost per Action). Action ở đây là các hành động mà doanh nghiệp xác định theo mục tiêu quảng cáo.
Kết luận lại, Performance marketing đạt được mục tiêu bằng cách tối đa hóa số lượng hay tối thiểu hóa chi phí cho một hành động trên các kênh quảng cáo trả phí. Bạn đọc bài viết này để biết cách phân biệt giữa Online Marketing và Digital Marketing nhé!
Ưu và nhược điểm của chiến dịch Performance Digital Marketing
Bất kỳ một chiến dịch nào cũng có những điểm nổi bật cũng như hạn chế riêng nên bạn cần hiểu rõ để có thể cân chỉnh và dành sự ưu tiên cho phù hợp, cụ thể là:
Ưu điểm:
- Một trong những ưu điểm lớn nhất của hình thức này là khả năng đo lường hiệu quả của các chiến dịch. Bằng cách tích hợp thông tin từ nhiều kênh vào một hệ thống, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu chi tiết và đáng tin cậy. Dữ liệu này cung cấp nền tảng cho việc hoạch định chiến lược và phân bổ ngân sách cho các chiến dịch tương lai. Hơn nữa, khi dữ liệu càng lớn thì khả năng tối ưu và hiệu quả của chiến dịch càng cao.
- Bên cạnh đó, chiến dịch Performance Digital Marketing là gì? Kiến thức bạn cần biết còn có thể được triển khai liên tục từ ngày này qua tháng khác, không giới hạn thời gian cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp có thể duy trì các chiến dịch và điều chỉnh chúng theo nhu cầu và kết quả đo lường.
- Đặc biệt, thông qua hình thức quảng cáo này, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ bên thứ ba như cộng đồng các admicro hoặc sử dụng các tính năng nổi trội mà chỉ một vài nền tảng quảng cáo sở hữu như lookalike.
Nhược điểm:
- Mặc dù chiến dịch Performance Digital Marketing là gì? Kiến thức bạn cần biết tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo nhưng chi phí cho một đơn hàng vẫn không bao giờ tiệm cận gần với 0. Điều này đồng nghĩa rằng dù phí ít hay nhiều, doanh nghiệp vẫn phải chi tiêu để thu hút khách hàng. Do đó, Performance Marketing chỉ nên là một chiến lược trong giai đoạn phát triển chứ không phải là con đường dài hạn vì nó sẽ gây khó khăn đối với các doanh nghiệp ổn định vị thế trên thị trường.
- Khi phụ thuộc vào nền tảng quảng cáo từ bên thứ ba thì doanh nghiệp có thể đối mặt với rủi ro khó kiểm soát. Ví dụ, thuật toán của nền tảng có thể thay đổi đột ngột, làm thay đổi số liệu và hiệu quả tối ưu của chiến dịch. Một lượng lead tốt bỗng dưng giảm và chi phí tối ưu bất ngờ tăng cao. Đây đều là những trường hợp hay gặp trong Performance Digital Marketing.
5 hình thức phổ biến nhất của Digital Performance Marketing

Cost per Impression (CPM)
- CPM là hình thức chi phí được tính dựa trên mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo trên nền tảng quảng cáo. Hình thức này thường đơn giản và phổ biến, với độ tương tác không cao và được sử dụng để tăng khả năng nhìn thấy của quảng cáo.
- Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng thực tế của quảng cáo (ví dụ: liệu quảng cáo có nhắm đúng đối tượng mục tiêu hay không) có thể khá khó khăn.
Cost per Click (CPC)
- Dạng này thường được tính phí dựa trên mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Nếu mục tiêu của bạn là tăng lượng truy cập vào trang web để phục vụ cho một mục tiêu cụ thể, CPC là một lựa chọn hợp lý.
- Bên cạnh đó, bạn chỉ phải trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo, giúp tối ưu chi phí quảng cáo cho từng lượt tương tác.
Cost per Engagement (CPE)
- CPE là hình thức chi phí được tính dựa trên mỗi tương tác với quảng cáo, thường được đo bằng số lượng bình luận, lượt thích, chia sẻ, hoặc các hành động tương tự. Nó thường được sử dụng khi mục tiêu của bạn là tăng tương tác và tạo sự tham gia của người dùng với quảng cáo.
Cost per Lead (CPL)
- Hình thức này được tính chi phí dựa trên mỗi thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng được thu thập thông qua quảng cáo. Đây là tín hiệu ngầm cho phép doanh nghiệp tiếp cận và tư vấn với những khách hàng tiềm năng có quan tâm đến giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp.
- CPL cũng thường được sử dụng khi mục tiêu là thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng để tiếp cận sau này.
Cost per Sale (CPS) / Cost per Order (CPO)
- CPS hoặc CPO là hình thức chi phí được tính dựa trên mỗi đơn hàng hoặc giao dịch bán hàng thành công. Đây là phương thức hướng tới tối ưu chi phí trên một đơn hàng cụ thể.
- Nó thường được sử dụng khi mục tiêu của chiến dịch là tăng doanh số bán hàng và đem lại hiệu quả thực tế vào doanh số cuối cùng của doanh nghiệp.
>>>Tìm hiểu thêm: Review ngành Digital Marketing cụ thể mà newbie cần biết
Hi vọng qua những kiến thức mà Trust Media đã chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn về phương thức quảng cáo này, từ đó có thể cân nhắc và bắt kịp các xu hướng mới nhất trong quảng cáo và kinh doanh.
- TikTok Notes là gì? Hướng dẫn sử dụng TikTok Notes cực đơn giản - 13 Tháng Ba, 2025
- Stich TikTok là gì? 4 tips sử dụng Stich TikTok không thể bỏ qua - 11 Tháng Ba, 2025
- Hướng dẫn xóa nhật ký trên TikTok trong 10s - 9 Tháng Ba, 2025