Marketing tổng thể là gì? 6 bước xây dựng chiến lược Marketing

Hiện nay, có đến 90% doanh nghiệp áp dụng hình thức Marketing tổng thể. Đây là phương pháp giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi (ROI) và đẩy mạnh tổng doanh thu hiệu quả. Vậy Marketing tổng hợp là gì và làm thế nào để xây dựng một kế hoạch Marketing đạt hiệu quả nhất? Bạn tham khảo trong bài viết mà Trust Media mang đến dưới đây nhé!

Marketing tổng thể là gì?

Marketing Tong The La Gi
Marketing Tổng Thể Là Gì?

Marketing tổng thể hay còn được gọi là Holistic Marketing Strategy, là một chiến lược marketing quan trọng và toàn diện nhằm định hình thành công cho doanh nghiệp ở mọi khía cạnh, từ vị trí trên thị trường cho đến hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Bên cạnh đó, đây còn được xem là một công cụ đắc lực, dịch vụ marketing tổng thể bao gồm cả Marketing Online và Marketing truyền thống.

Trong thời đại công nghệ 4.0, Marketing Online ngày càng trở nên phổ biến với ưu điểm vượt trội hơn so với Marketing truyền thống.

Marketing tổng thể có những thành phần chính nào?

Marketing Tong The Co Nhung Thanh Phan Chinh Nao
Marketing Tổng Thể Có Những Thành Phần Chính Nào?

Một chiến lược marketing tổng thể đều sẽ bao gồm 4 thành phần chính, cụ thể là:

Marketing tích hợp

  • Tên gọi quen thuộc là IMC, thường diễn ra với sự phối hợp của các chương trình truyền thông nhằm phân chia nhiệm vụ và để đảm bảo các bộ phận đều hướng đến mục tiêu chung mà doanh nghiệp đặt ra. Các hoạt động truyền thông như quảng cáo, PR, marketing trực tiếp, marketing online, … cần phải xuyên suốt và đồng bộ về thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
  • Bất cứ một chiến dịch nào triển khai, bạn cũng cần đảm bảo rằng nó được thể hiện rõ ràng và nhất quán bởi tất cả bộ phận. Điều này sẽ giúp nhận diện từ khách hàng một cách nhanh chóng và có trải nghiệm tốt hơn về sản phẩm dịch vụ.

Marketing quan hệ

  • Hình thức này là một khía cạnh của hệ thống quản lý khách hàng. Phương pháp này có mục tiêu là xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài với khách hàng, từ đó tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa khách hàng với doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, Marketing quan hệ còn tạo kết nối về mặt cảm xúc của khách hàng về thương hiệu. Điều đó hhông chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm mà còn quan tâm đến trải nghiệm đồng thời xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Marketing nội bộ

  • Tên gọi khác của Marketing nội bộ là Internal Marketing. Marketing nội bộ thường sẽ tập trung vào sự phát triển của các chương trình truyền thông tại chính doanh nghiệp của mình; cung cấp những thông tin, chương trình cần thiết và hữu ích cho các nhân viên.
  • Hình thức Marketing này ngày càng được các nhà quản trị quan tâm vì nó được xem là vấn đề cốt lõi để tạo dựng một doanh nghiệp vững mạnh.
  • Các hoạt động marketing nội bộ đảm bảo nhân viên thực sự hài lòng với công việc, đồng thời tuân theo những triết lý và định hướng của tổ chức. Điều quan trọng cần hướng đến là sự hài lòng giữa nhân viên với nhau và giữa doanh nghiệp với nhân viên. Khi nhu cầu của họ được thỏa mãn, quan hệ giữa nhân viên và khách hàng cũng sẽ được xây dựng; từ đó hài lòng của khách hàng sẽ gia tăng theo thời gian.

Marketing xã hội

  • Đây được xem là thành phần được quan tâm nhiều nhất vì doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với xã hội.
  • Hiểu một cách đơn giản; Marketing xã hội là hoạch định, phát triển, ứng dụng, thực hiện kế hoạch trên mục tiêu phục vụ xã hội. Không những bán sản phẩm/dịch vụ, Marketing xã hội hay social marketing còn tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội cũng như tuân thủ chuẩn mực đạo đức.
  • Phương pháp này giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ với cộng đồng lâu bền nhất.

Lợi ích mà Marketing tổng thể mang lại cho doanh nghiệp

Loi Ich Ma Marketing Tong The Mang Lai
Lợi Ích Mà Marketing Tổng Thể Mang Lại

Xây dựng một chiến lược Marketing tổng hợp chỉn chu sẽ đem đến những lợi ích sau:

Tiếp cận khách hàng tiềm năng

  • Khi triển khai chiến dịch Marketing tổng thể, doanh nghiệp sẽ nắm rõ vị trí và tình hình hoạt động của mình trên thị trường. Đây là yếu tố giúp xác định được các nhóm khách hàng tiềm năng và nhu cầu của họ.
  • Bên cạnh đó, còn nhờ vào dịch vụ tư vấn Marketing mà doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về cách tiếp cận và tương tác với từng nhóm khách hàng, từ đó tối ưu hóa hiệu quả truyền thông và tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.

Đẩy mạnh các chiến lược tiếp thị sản phẩm/dịch vụ

  • Đây được xem là phương pháp nghiên cứu thị trường chính xác hơn, đưa ra chiến lược thị trường tổng thể và đẩy mạnh chiến lược tiếp thị sản phẩm. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp được tiếp cận đúng thị trường mục tiêu và đạt được sự quan tâm của khách hàng.
  • Đồng thời, việc tăng cường phân phối sản phẩm và tiếp thị đa văn hóa sẽ giúp mở rộng thị trường tiềm năng và tăng cơ hội bán hàng.

Xây dựng giá trị thương hiệu bền vững

Xay Dung Gia Tri Thuong Hieu Ben Vung
Xây Dựng Giá Trị Thương Hiệu Bền Vững
  • Chiến lược marketing tổng thể sẽ giúp tạo được sự nhận diện cho doanh nghiệp trên thị trường. Thương hiệu mạnh mẽ sẽ tạo niềm tin và lòng tin cậy từ khách hàng, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển lâu dài.

Tiết kiệm chi phí và tăng phần trăm doanh thu

  • Marketing tổng thể giúp tối ưu hóa ngân sách và phân bổ đúng vào các kênh truyền thông hiệu quả, từ đó giảm thiểu chi phí tốt nhất.

6 bước xây dựng chiến lược Marketing tổng thể cho doanh nghiệp

6 Buoc Lap Plan Marketing Tong The Cho Doanh Nghiep
6 Bước Lập Plan Marketing Tổng Hợp Cho Doanh Nghiệp

Thông thường, một kế hoạch Marketing tổng thể hoàn hảo sẽ có 6 bước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại chọn cách đốt cháy giai đoạn dẫn đến việc sai sót và có những hậu quả đáng tiếc. Do đó, bạn nên tuân thủ 6 bước sau đây:

Bước 1: Xác định được ngân sách cụ thể để thực hiện cho chiến dịch Marketing

  • Đây là bước đầu tiên để xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh. Trong bước này, việc xác định ngân sách thực hiện là một yếu tố quan trọng để đảm bảo việc triển khai các chiến lược Marketing tổng hợp hiệu quả.
  • Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính và thời gian phù hợp để thực hiện các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Việc tối ưu hóa chi phí và phân bổ nguồn lực hợp lý giữa các chiến dịch quảng cáo sẽ đảm bảo sự hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho toàn bộ kế hoạch.

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích điểm mạnh yếu của thị trường

  • Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và phân tích thị trường để hiểu rõ vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này còn giúp xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, thị trường mục tiêu cũng như điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và đối thủ.
  • Việc hiểu rõ thị trường là cơ sở để xác định các chiến lược Marketing tổng thể có phù hợp và hiệu quả với doanh nghiệp hay không.

Bước 3: Xác định mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được

Xac Dinh Muc Tieu Cu The Ma Doanh Nghiep Muon Dat Duoc
Xác Định Mục Tiêu Cụ Thể Mà Doanh Nghiệp Muốn Đạt Được
  • Mục tiêu cụ thể trong kế hoạch quảng cáo tổng hợp là mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn đạt được sau mỗi chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, những mục tiêu đặt ra cần phải rõ ràng, cụ thể và đo lường được.
  • Ví dụ, một số mục tiêu cụ thể có thể là tăng tỷ lệ chuyển đổi (ROI), tăng traffic, tăng doanh số bán hàng hay tăng nhận diện thương hiệu. Do đó, bạn cần xác định mục tiêu cụ thể để có thể định hướng và tập trung cho từng chiến lược Marketing.

Bước 4: Lập plan Marketing tổng thể

  • Trong bước này, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch Marketing thật cụ thể với các chi tiết. Đầu tiên, cần phải xác định chân dung khách hàng mục tiêu bao gồm độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích và nhu cầu sử dụng sản phẩm.
  • Sau đó, bạn cần tạo ra thông điệp tiếp thị hấp dẫn và phù hợp với nhóm khách hàng này rồi chọn lựa các kênh quảng cáo phù hợp như PR báo chí, Google Ads, Email Marketing, Social Media Marketing và SEO.
  • Việc lập một kế hoạch cụ thể và phân công công việc cho các bộ phận liên quan giúp đảm bảo tiến độ thực hiện đúng theo kế hoạch.

Bước 5: Triển khai công việc cụ thể theo plan Marketing 

  • Sau khi plan Marketing tổng thể được phê duyệt, doanh nghiệp cần tiến hành triển khai các công việc cụ thể theo kế hoạch. Các bộ phận liên quan sẽ thực hiện công việc đã được phân công và giám sát tiến độ đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng theo kế hoạch.
  • Công việc này đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận và tập trung vào đạt được các mục tiêu cụ thể đã đề ra.

Bước 6: Đo lường và đánh giá hiệu quả của kế hoạch

  • Cuối cùng, sau khi các hoạt động Marketing tổng thể đã được triển khai, doanh nghiệp tiến hành đo lường và đánh giá hiệu quả.
  • Bạn sử dụng các số liệu cụ thể như doanh số bán hàng, lượt truy cập website, tỷ lệ chuyển đổi và các chỉ số hiệu quả tiếp thị khác để đánh giá thành công chiến dịch. Đồng thời, bạn cũng cần so sánh các kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra trong bước 3 để xem liệu các chiến lược đã đạt được kết quả như mong muốn hay cần điều chỉnh và cải tiến thêm.
Marketing là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chiến lược thương hiệu mà mỗi doanh nghiệp đặt ra. Chiến lược càng có kế hoạch chi tiết thì tỷ lệ thành công càng cao.

Đến với Trust Media, bạn sẽ có một đối tác đáng tin cậy, mang lại giải pháp Marketing tổng thể hiệu quả giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ và thành công trên thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.

DMCA.com Protection Status