Không phải ai cũng biết Gmail là gì ? Mỗi 1 ngành nghề đều có những công cụ hỗ trợ công việc, những thuật ngữ và mối quan tâm khác nhau. Với dân văn phòng, nếu bạn hỏi Gmail là gì ? Thì hầu hết mọi người đều có thể giải đáp cho bạn, nhưng với 1 anh kỹ sư điện hay 1 người làm việc tự do thì có thể Gmail là gì là 1 câu hỏi khó. Vậy gmail là gì? Cùng Trust Media tìm hiểu về Gmail trong bài viết này nhé!

Gmail Là Gì?
Gmail Là Gì?

Gmail là gì?

Để trả lời cho câu hỏi Gmail là gì? Thì bạn có thể hiểu một dịch vụ email được phát triển bởi Google và được lấy tên là Gmail. Gmail từ khi ra đời đã là một dịch vụ email hữu ích, đặc biệt khi internet phát triển ngày càng mạnh mẽ thì Gmail ngày càng sở hữu nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ rất nhiều trong công việc của các doanh nghiệp.

Với Gmail, người dùng có thể khởi tạo những tài khoản hoàn toàn miễn phí và sử dụng như một công cụ chuyển/nhận thư điện tử từ nơi này đến nơi khác, từ nước này đến nước khác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân và tập thể, thậm chí là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các email sử dụng dịch vụ của Gmail thường sẽ có đuôi là @gmail.com, đây cũng là điểm đặc trưng để nhận biết về dịch vụ.

Ví dụ: tendoanhnghiep@gmail.com, Giaohang@gmail.com…

Hướng dẫn tạo tài khoản Gmail trên máy tính

Để tạo tài khoản Gmail phục vụ cho công việc, bạn thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Trước tiên, bạn cần truy cập vào google.com để tạo một tài khoản Google. Chọn đăng nhập ở góc phải phía trên màn hình máy tính của bạn, màn hình sẽ hiển thị giao diện đăng nhập của Google, nếu bạn đã có tài khoản Google rồi thì bạn chỉ việc đăng nhập, nếu chưa có tài khoản thì làm theo các bước hướng dẫn dưới đây để tạo tài khoản Google.

Hướng Dẫn Tài Khoản Gmail Trên Máy Tính
Hướng Dẫn Tài Khoản Gmail Trên Máy Tính

Bước 2: Ở giao diện đăng nhập, bạn chọn vào “Tạo tài khoản”. Lúc này Google sẽ hỏi bạn tạo tài khoản cho bản thân hay tạo tài khoản để quản lý doanh nghiệp, bạn hãy chọn tạo tài khoản cho cá nhân.

Bước 3: Khi giao diện tạo tài khoản google được mở ra, bạn nhập đầy đủ thông tin của mình vào theo yêu cầu. Lưu ý mật khẩu bạn phải đặt 8 ký tự trở lên để đảm bảo bảo mật.

Bước 4: Ở đây bạn chỉ việc nhập thêm vài thông tin cơ bản của bản thân như yêu cầu hiển thị trên màn hình nữa rồi chọn tiếp theo.

Bước 5: Trước khi cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ của mình, thì Google sẽ đưa ra những quyền riêng tư và điều khoản khi sử dụng dịch vụ để bạn nắm rõ tránh vi phạm cho sau này, khi đã hiểu rõ bạn hãy nhấn tôi đồng ý.

Như vậy là đã hoàn tất đăng ký tài khoản gmail, tạo gmail rất nhanh và đơn giản, đây là giao diện chính có Gmail như hình bên dưới.

Hướng Dẫn Tài Khoản Gmail Trên Máy Tính
Hướng Dẫn Tài Khoản Gmail Trên Máy Tính

Những vấn đề thường gặp khi đăng ký tài khoản Gmail

Tạo tài khoản Gmail đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẻ, ví dụ như khi bạn đặt tên cho Gmail của mình, không phải lúc nào cũng sẽ đặt được tên như ý bạn muốn.

Vì sao vậy, vì như bạn đã biết Gmail là một trong những dịch vụ gửi email miễn phí đang rất được phổ biến, mỗi ngày có hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn người tạo tạo Gmail, nên việc không thể đăng ký Gmail miễn phí xảy ra rất thường xuyên bởi những lý do:

Có người đã sử dụng tên gmail bạn muốn đặt trước bạn, nên bạn không thể đặt trùng

  • Tên đăng ký của bạn cũng không được giống hoặc gần giống với các tên những người dùng Gmail hiện có. Ví dụ như đã có tên đăng ký Trustmedia@gmail.com thì bạn sẽ không thể đặt TrustMedia.com@gmail.com nữa.
  • Không được sử dụng lại tên đăng ký đã xóa của người dùng Gmail trước đây đã sử dụng.
  • Nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng, Google đã đặt trước để ngăn chặn tình trạng spam hay lạm dụng gmail với những ý đồ khác

Nếu bạn gặp phải các trường hợp trên, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi từ Google và để khắc phục tình trạng này bạn cần đổi một tên đăng ký khác để tiếp tục các bước tạo tài khoản tiếp theo.

Chúc bạn tạo tài khoản Gmail thành công, Trust Media hi vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn, với những thông tin về Gmail là gì và cách tạo tài khoản Gmail.

 

DMCA.com Protection Status