Tự học quay phim cho người mới bắt đầu đang dần trở thành xu hướng được giới trẻ quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Đặc biệt, những năm gần đây, khi dạng short video ngày càng lên ngôi, chủ đề quay dựng video cơ bản chiếm số lượng tìm kiếm rất lớn. Chỉ tính riêng nền tảng MXH Youtube, cụm từ khóa “tự học làm video chuyên nghiệp”, “cách làm video”… đã đạt hơn 1 triệu lượt tìm kiếm. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng thảo luận về chủ đề này nhé! 

Một số kiến thức cơ bản cần nắm vững khi tự học quay phim cho người mới bắt đầu

03 món đồ thiết yếu phục vụ cho việc quay phim

Công cụ và thiết bị ghi lại chuyển động là điều cơ bản cần có khi muốn bắt đầu tự học quay phim. Với dân nghiệp dư, bạn chỉ cần có đủ 3 công cụ sau, video clip của bạn đã đảm bảo khoảng 80% về mặt chất lượng hình ảnh. Đó là 3 thiết bị: máy quay – đèn – micro.

Tự Học Quay Phim
Mới Bắt Đầu Tự Học Quay Phim Bạn Không Nhất Thiết Phải Sử Dụng Các Thiết Bị Quá Đắt Đỏ
  • Máy quay: Không nhất thiết phải là những dạng máy quay chuyên nghiệp, đắt đỏ. Hiện nay, các dòng máy ảnh mirrorless và DSLR của Canon, Nikon, Sony, Panasonic và Fujifilm có giá mềm hơn và vẫn đáp ứng tốt nhu cầu học.
  • Đèn: Đây là công cụ hữu ích để tối ưu về mặt hình ảnh trong video. Có 2 loại đèn phổ biến đó là: đèn LED và đèn Fresnel trợ sáng quay clip.
  • Micro: Nếu như đèn giúp tối ưu về mặt hình ảnh thì micro giúp tối ưu về mặt âm thanh cho video. Micro không chỉ giúp ghi lại âm thanh chất lượng cao mà còn giúp lọc tạp âm nếu bạn phải quay ngoài trời. Có 2 dạng micro bạn cần tìm hiểu đó là Microphone shotgun và Microphone lavalier.

03 bố cục khung hình cơ bản

Bất kể là bạn tự học quay phim cơ bản hay muốn được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, bố cục khung hình vẫn là kiến thức quan trọng bậc nhất bạn cần nắm vững. Bởi nếu bạn làm lệch bố cục cảnh quay, người xem không thể nhận biết rõ đâu mới là chủ thể chính, ý đồ cảnh quay đó của đạo diễn coi như thất bại. 

Tự Học Quay Phim
Xay Dựng Bố Cục Khung Hình Chuẩn Sẽ Quyết Định 50% Sự Thành Công Của Thước Phim

Để bắt được đúng chuẩn khung hình, chắc chắn bạn cần dành ra rất nhiều thời gian để tập luyện trên các thiết bị quay. Ở trong bài viết này, Trust Media chỉ lược qua về 03 bố cục khuôn hình cơ bản cho các bạn mới tự học quay phim dễ hình dung:

  • Bố cục ⅓: Chia khung ảnh thành 3 phần theo chiều dọc và ngang, với chủ thể ở vị trí ⅓ khung ảnh. Tỷ lệ vàng này giúp bức ảnh trở nên bao quát và hấp dẫn hơn, với các chi tiết dọc theo khung hình tạo ra sự hấp dẫn thị giác.
  • Bố cục trung tâm – đối xứng: Chủ thể chính đặt ở đường trung trực của khung hình, chia 2 phần đối xứng với nhau, tạo sự nổi bật cho chủ thể chính.
  • Bố cục 1 điểm tụ (bố cục đường dẫn): Chủ thể đặt ở trung tâm – nơi các đường chéo hội tụ. Sự vật càng xa điểm nhìn sẽ nhỏ dần và hướng về một điểm tụ nằm trên đường chân trời. 

Kỹ thuật ánh sáng trong việc tự học quay phim

Ánh sáng – nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng thực chất đây là nội dung khá “khó nhằn”, nhất là những bạn mới dấn thân vào con đường tự học quay phim. Nhưng khi bạn hiểu và làm chủ được các góc ánh sáng xuất hiện trong khung hình, bạn sẽ tạo ra những cảnh quay đẹp mắt, giàu tính nghệ thuật. 

Cách phổ biến nhất khi muốn setup ánh sáng đó là bạn setup 3 điểm: key light, backlight và fill light.

  • Key lighting (nguồn sáng chính): Là nguồn sáng mạnh nhất, chiếu sáng và nổi bật diễn viên hoặc chủ thể. Có một lưu ý đó là bạn không nên đặt light gần máy quay để tránh việc ánh sáng bị phẳng. Bạn có thể đặt key lighting phía sau chủ thể để tạo không khí kịch tính.
  • Fill light (nguồn sáng bù): Dùng để khử bóng do key light tạo ra, ánh sáng này nên đặt phía đối diện key light và có độ sáng yếu hơn.
  • Backlight (nguồn sáng phía sau): Chiếu từ đằng sau và ở phía trên chủ thể hoặc diễn viên, tạo ra đường nét và chiều sâu trong cảnh quay và tách chúng ra khỏi khung nền.

Một số mẹo và thủ thuật giúp việc tự học quay phim hiệu quả

Tính toán góc quay trước khi đặt máy

Có 3 góc quay cơ bản đó là máy quay ngang tầm nhân vật, máy quay hạ thấp từ đầu gối cho đến eo để tăng độ lớn, uy nghi cho nhân vật, góc quay từ trên cao xuống tạo sự nhỏ bé. Bạn cần đọc hiểu kịch bản, ý đồ của biên kịch để đưa ra góc quay chuẩn xác nhất trước khi đặt góc máy.

Taimayquay
Bên Cạnh Bố Cục Khung Hình, Vị Trí Đặt Máy, Độ Mở Khẩu… Cũng Là Những Yếu Tố Đáng Lưu Tâm Khi Tự Học Quay Phim

Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy

Nhiều bạn mới bắt đầu tự học quay phim nên chưa thạo trong việc cầm chắc máy. Vậy nên, nhiều bạn ưa chuộng việc sử dụng chân máy để tránh cho cảnh đỡ rung. Tuy nhiên, khi sử dụng chân máy sẽ khi góc quay của bạn không được linh hoạt, bạn cần xác định tọa độ đối tượng để đặt vị trí chân máy phù hợp nhất.

Không nên quá “tham” cảnh

Một lỗi khác khi mới bắt đầu học quay phim đó là tham cảnh, muốn lồng ghép nhiều chi tiết vào trong cảnh nên gây ra tình trạng cảnh bị loãng, rối mắt cho người xem. Bạn lưu ý rằng, chỉ tập trung vào đối tượng chính. Hãy lựa chọn những góc quay trung cảnh, cận cảnh hoặc đặc tả để làm rõ biểu cảm nhân vật.

Học Quay Phim
Bạn Cần Xác Định Chủ Thể Chính Của Mỗi Phân Cảnh, Tránh Việc “Tham Cảnh” Làm Rối Khung Hình

Mẹo quay khi đối tượng chính chuyển động

Khi đối tượng di chuyển, không nên đặt đối tượng chính vào trung tâm khung hình nếu đối tượng di chuyển vuông góc hoặc chếch so với máy quay. Thay vào đó, đặt đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải với phần mặt của đối tượng hướng về phía trước của khung hình.

Kết luận

Như vậy, qua đây Trust Media đã giới thiệu đến các bạn một số kiến thức cơ bản trước khi bạn bước chân vào hành trình tự học quay phim chuyên nghiệp. Đây là công việc khá khó, cần rèn luyện rất nhiều. Nếu bạn có điều gì thắc mắc về các thủ thuật quay làm sao cho đẹp, hay muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ quay phim chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Trust Media ngay nhé!

 

DMCA.com Protection Status