Marketing là một lĩnh tương đối rộng và được chia thành nhiều mảng khác nhau. Điều này khiến cho bạn cảm thấy hoang mang, bối rối khi tìm hiểu về lĩnh vực này. Vậy Marketing gồm những mảng nào? Hãy để Trust Media giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây nhé! 

Khái quát chung về lĩnh vực Marketing

Trước khi đi tìm hiểu Marketing gồm những mảng nào, ta cần phải nắm rõ được lĩnh vực Marketing là gì.

Marketing là một ngành bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng tiềm năng thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến với họ. Mục tiêu lớn nhất của chiến lược Marketing là trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với tệp khách hàng mục tiêu. 

Marketing Gom Nhung Mang Nao: Khai Quat Chung Ve Marketing
Marketing Gồm Những Mảng Nào: Khái Quát Về Marketing

Marketing gồm những mảng nào?

Vậy Marketing gồm những mảng nào? Theo như Trust Media tìm hiểu được thì Marketing sẽ được chia thành rất nhiều mảng. Mỗi mảng sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau. 

Marketing Gom Nhung Mang Nao
Marketing Gồm Những Mảng Nào?

Branding (Xây dựng thương hiệu)

Marketing gồm những mảng nào? Thứ nhất là Xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu (Branding) là quá trình tác động đến nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trong tâm trí của họ.

Để làm được Branding, doanh nghiệp cần phải kết hợp hài hòa giữa các hoạt động truyền thông với nhau để truyền tải được thông điệp đến với khách hàng sao cho tối ưu và phù hợp nhất. Các chiến dịch liên quan đến việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng như xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Branding (Xay Dung Thuong Hieu)
Branding (Xây Dựng Thương Hiệu)

Xem Thêm:

Advertising (Quảng cáo)

Khi bạn thắc mắc không biết rằng Marketing gồm những mảng nào thì có thể tham khảo phần Advertising. Advertising là hình thức dùng các phương tiện truyền thông để quảng bá giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ đến với người tiêu dùng. Mục đích của quảng cáo là tạo ra những tác động tích cực đối với nhận thức của khách hàng.

Quảng cáo có thể được thực hiện trên rất nhiều phương tiện khác nhau. Có thể là phương tiện quảng cáo truyền thống như báo chí, đài phát thanh, truyền hình… đến các phương tiện quảng cáo hiện đại như mạng xã hội, blog, website… 

Digital Marketing (Marketing số)

Marketing gồm những mảng nào? Thứ ba là Marketing số. Marketing kỹ thuật số sẽ bao gồm các hoạt động quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ kỹ thuật số. Các nền tảng này là laptop, smartphone…

Với sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của mạng internet, Marketing kỹ thuật số đã dần bị “thao túng” và được đánh đồng với hình thức Internet Marketing. Hay nói theo cách khác, Internet Marketing chỉ là một phần thuộc Marketing kỹ thuật số. 

Digital Marketing bao gồm đa dạng các hình thức như: Content Marketing, E-Commerce Marketing, SEO, Social Media… 

Digital Marketing (Marketing So)
Digital Marketing (Marketing Số)

Trade Marketing (Marketing thương mại)

Để nắm rõ Marketing gồm những mảng nào hãy đọc ngay phần tiếp theo nha! Trade Marketing sẽ quan tâm đến 3 đối tượng chính là: Khách hàng – Người tiêu dùng – Người mua hàng. Cụ thể: 

  • Khách hàng: Có thể là các kênh phân phối hoặc nhà bán lẻ. Đây là nơi đảm bảo cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được vận chuyển đến người tiêu dùng. 
  • Người tiêu dùng: là những có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp ngay lập tức thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu đó.
  • Người mua hàng: Thương hiệu lấy người mua hàng làm trung tâm để xây dựng, thực hiện các chiến lược truyền thông, tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn. 

PR (Quan hệ công chúng)

Marketing gồm những mảng nào? Thứ năm là PR. Theo Hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa kỳ, định nghĩa PR có nghĩa là quá trình thực hiện giao tiếp chiến lược nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ tích cực giữa tổ chức và công chúng.

Như vậy, PR được đánh giá là bộ phận phát ngôn có vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp, là người định hình cho phong cách của thương hiệu trong mắt của: đối tác, nhân viên nội bộ, người tiêu dùng và nhà đầu tư. 

Pr (Quan He Cong Chung)
Pr (Quan Hệ Công Chúng)

Market Research (Nghiên cứu thị trường)

Để tiếp tục giải đáp Marketing gồm những mảng nào, mời bạn theo dõi phần Marketing Research. Marketing Research là quá trình thực hiện việc thu thập, phân tích các thông tin liên quan tới thị trường mà sản phẩm đang hoạt động.

Thông qua đó, doanh nghiệp có thể nắm được quá khứ, hiện tại cũng như tương lai của mặt hàng. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ đo lường được tính hiệu quả của các mục tiêu cũng như giảm thiểu được rủi ro khi vận hành.

Các bước thuộc quá trình nghiên cứu thị trường gồm: 

  • Nghiên cứu thị trường tập trung (Customer Marketing Research).
  • Nghiên cứu sản phẩm (Product Research).
  • Nghiên cứu phương thức chiêu thị (Promotional Research).
  • Nghiên cứu điểm phân phối (Distribution Research).
  • Nghiên cứu điểm bán hàng (Sales Research).
  • Nghiên cứu thị trường tổng hợp (Market Environment Research). 
Market Research (Nghien Cuu Thi Truong)
Market Research (Nghiên Cứu Thị Trường)

Social Media (Phương tiện truyền thông)

Marketing gồm những mảng nào, cuối cùng là mảng Social Media. Đây là mảng truyền thông mạng xã hội, nơi đây được tạo ra nhằm mục đích giúp tất cả mọi người trao đổi, liên hệ, bày tỏ và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của doanh nghiệp trên nền tảng đó.

Nhờ khả năng tương tác mạnh mẽ sẽ mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Hiện nay, những kênh Social Media có lượng người truy cập nhiều nhất là Facebook, Zalo, Instagram, Google+, Twitter…

Top việc làm thuộc Marketing phổ biến hiện nay

Top Viec Lam Thuoc Marketing Pho Bien Hien Nay
Top Việc Làm Thuộc Marketing Phổ Biến Hiện Nay

Sau khi đã nắm rõ Marketing gồm những mảng nào và bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm liên quan tới lĩnh vực Marketing thì không thể bỏ qua top các công việc dưới đây: 

Copywriter

  • Copywriting là quá trình viết những lời thuyết phục cũng như truyền cảm hứng thúc đẩy người đọc thực hiện hành động. Chúng ta có thể bắt gặp copywriting ở mọi nơi, từ website đến báo chí, truyền hình… Và người đứng đằng sau đó có tên gọi là Copywriter.
  • Họ sẽ chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất nội dung như ảnh, slogan, video, âm thanh, văn bản…; phục vụ xây dựng cho chiến lược truyền thông, thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Strategic Planner

  • Strategic Planner sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc xác định phương hướng cũng như xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp mong muốn.
  • Cụ thể, trong lĩnh vực Marketing, những người này giữ vai trò lên các chiến lược truyền thông cho chiến dịch từ Client. 

SEO Specialist (tối ưu công cụ tìm kiếm)

  • Công việc chính của SEO Specialist là người có trách nhiệm trong quá trình cải thiện thứ hạng của trang website. Những nỗ lực trong việc tối ưu công cụ tìm kiếm thông qua những nội dung hữu ích cũng như kỹ thuật SEO để nâng cao độ uy tín, lưu lượng truy cập của người dùng. 
  • SEO và Content sẽ phối hợp để đảm bảo mức độ hiệu quả của các chiến dịch liên quan đến nội dung. Thông thường, quá trình thực hiện tối ưu hóa trang website sẽ gồm nghiên cứu từ khoá, viết nội dung SEO, tận dụng kỹ thuật SEO để được đánh giá tốt trên công cụ tìm kiếm.

Social Media

  • Là những người làm việc quản lý công cụ và Fanpage trên các trang mạng xã hội của công ty. Nhiệm vụ sẽ bao gồm đăng bài hàng ngày, giám sát và thực hiện phân tích lượng tương tác, quản lý bài đăng theo kế hoạch… 

Content Marketing

  • Là những người xây dựng, sáng tạo nội dung và cung cấp đến khách hàng, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp đã kết nối với đúng khách hàng mục tiêu.
  • Content Marketing sẽ bao gồm tất cả nội dung được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Cách phân chia trách nhiệm công việc của Content Marketing sẽ phụ thuộc vào quy mô cũng như yêu cầu của mỗi doanh nghiệp. 

Graphic Design

  • Đây là việc dành cho những người yêu thích sự đổi mới và sáng tạo. Không chỉ là vài thao tác đơn giản là có thể tạo ra sản phẩm ưng ý mà Graphic Design đòi hỏi người thực hiện phải có sự logic cũng như tư duy thẩm mỹ tốt.
  • Graphic Design cần phải đảm bảo sáng tạo những bản thiết kế ấn tượng, ăn khớp với nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải để tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch Marketing. 

Facebook, Google Adwords

  • Chuyên viên chạy quảng cáo trên Facebook, Google Adwords không chỉ là những người tiêu tiền của công ty mà còn là người đong đếm làm thế nào để chi tiêu số tiền đó hợp lý. 
  • Nhìn chung, nếu bạn sở hữu kinh nghiệm dày dặn, tư duy nhạy bén sẽ là lợi thế nếu bạn hoạt động trong vị trí này.

Market Research Analyst

  • Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của mọi chiến lược Marketing. Do đó, những công việc này sẽ thường yêu cầu rất cao về khả năng thu thập, phân tích và đánh giá các dữ liệu liên quan tới nhu cầu của thị trường.
  • Ngoài ra, khả năng giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng.

Public Relations Specialist

  • Chuyên viên quan hệ công chúng là người giúp nâng cao khả năng hiển thị của hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp đến công chúng mục tiêu.
  • Nhìn chung, nhiệm vụ của họ là xây dựng, duy trì cũng như phát triển mối quan hệ tích cực với toàn thể các đối tượng khách hàng tiếp nhận thông tin: đối tác, nhân viên nội bộ, nhà đầu tư, giới báo chí, khách hàng và những người có khả năng tiếp cận thông tin.

Tổng kết  

Bài viết trên đây của Trust Media đã tổng hợp toàn bộ những thông tin liên quan tới Marketing gồm những mảng nào cũng như top các công việc trong lĩnh vực này. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông có ích về Marketing gồm những mảng nào giúp bạn xác định được hướng đi phù hợp và có thể dễ dàng tìm được công việc như ý. 

 

DMCA.com Protection Status