Marketing 5.0 là gì? Xu hướng phát triển trong tương lai
Nhắc đến Marketing, nhiều bạn sẽ không còn xa lạ với các khái này. Tuy nhiên, khi đề cập đến Marketing 5.0, đây có lẽ là một thuật ngữ mới lạ đối với nhiều người.
Dựa trên nội dung của cuốn sách “Marketing 5.0” của Philip Kotler, hãy cùng Trust Media tìm hiểu về ý nghĩa và bối cảnh ứng dụng của Marketing 5.0 nhé. Điều này sẽ giúp chúng ta tích lũy thêm những kiến thức mới, từng bước nắm bắt xu hướng mới trong ngành marketing để không bị lạc lõng phía sau vòng quay sôi động của cuộc sống kinh doanh.
Marketing 5.0 là gì và lịch sử hình thành của Marketing

Marketing ngày nay đã trải qua nhiều sự thay đổi và phát triển theo thời gian. Trước khi khái niệm Marketing 5.0 xuất hiện, đã có những giai đoạn phát triển khác tương ứng với từng thời kỳ như sau:
- Marketing 1.0: Tập trung vào sản phẩm, mục tiêu là tạo ra sản phẩm và dịch vụ xuất sắc để đem lại giá trị cao nhất trong tâm trí khách hàng.
- Marketing 2.0: Tập trung vào khách hàng, đặc điểm này nhấn mạnh sự hiểu biết về phân khúc, nhóm mục tiêu và định vị. Doanh nghiệp không còn tạo ra sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo cho mọi người mà hướng vào thị trường mục tiêu.
- Marketing 3.0: Đặt con người vào trung tâm. Ngoài việc mang lại sự hài lòng về sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần xây dựng giá trị thương hiệu và cung cấp giải pháp cho các vấn đề xã hội và môi trường.
- Marketing 4.0: Vẫn giữ con người là trung tâm nhưng lại chú trọng vào thời đại số. Điều này đánh dấu sự chuyển đổi từ tiếp thị truyền thống sang công nghệ số, với sự kết hợp giữa tiếp thị online và offline và chiến lược tiếp thị đa kênh.
Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ tiếp thị số, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), cảm biến và Internet kết nối vạn vật (IoT), khái niệm Marketing 5.0 đã xuất hiện.
Vậy Marketing 5.0 thực chất là gì?

Marketing 5.0 là việc áp dụng các công nghệ mô phỏng con người (công nghệ tiếp theo) để tương tác, sáng tạo, truyền tải và nâng cao giá trị trong hành trình của khách hàng. Các công nghệ tiếp theo bao gồm AI, NLP, cảm biến, robot, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), IoT và blockchain. Sự kết hợp của chúng tạo ra Marketing 5.0.
Mục tiêu chính của việc sử dụng các công nghệ tiếp theo trong tiếp thị là tạo ra một trải nghiệm khách hàng mới, liên tục và hấp dẫn. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần tận dụng sự kết hợp độc đáo giữa trí tuệ con người và máy tính.
Thời điểm mà Marketing 5.0 xuất hiện

Thời điểm nào được cho rằng Marketing 5.0 xuất hiện? Đây thực sự là một câu hỏi mà nhiều bạn trẻ cũng như các marketer thường xuyên đặt ra. Dưới đây là hai thời điểm được cho rằng là lúc Marketing 5.0 xuất hiện trong cuộc sống.
Sự quá độ của Marketing 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
- Mỗi giai đoạn phát triển trong lịch sử Marketing xuất hiện dưới những điều kiện đặc biệt, tạo ra một “chấm” Marketing mới. Marketing 4.0 là sự kết hợp linh hoạt giữa tiếp thị online và offline, nó đã tạo nền tảng cho sự ra đời của Marketing 5.0.
- Sự bùng nổ công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), và Internet kết nối vạn vật (IoT), là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của Marketing 5.0. Điều này đồng thời đẩy mạnh sự cải tiến của doanh nghiệp để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng.
Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19
Sự lan rộng của đại dịch Covid-19 và những chính sách hạn chế như cách ly xã hội đã góp phần quan trọng vào sự xuất hiện của Marketing 5.0.
Đại dịch đã thay đổi toàn bộ cảnh xã hội và thị trường, khiến cho doanh nghiệp phải thích ứng bằng cách chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến và sử dụng đa kênh trực tuyến trong chiến lược tiếp thị của họ. Người tiêu dùng, trong bối cảnh này, cũng đã đổi mới cách họ tìm kiếm thông tin và mua sắm, tạo ra một môi trường thích hợp cho Marketing 5.0.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của công nghệ và Internet để duy trì và phát triển mô hình kinh doanh hiệu quả. Marketing 5.0 trong bối cảnh này đã xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ, định hình diện mạo của thị trường và kỳ vọng của khách hàng trong tương lai.
Vai trò mà Marketing 5.0 mang lại cho sự phát triển của thế giới

Trong Marketing 5.0, công nghệ đóng một vai trò không thể phủ nhận và đó là yếu tố chủ chốt hỗ trợ cho xu hướng này. Mặc dù các nhà tiếp thị thường biết rằng công nghệ quan trọng nhưng tầm quan trọng thực sự của nó thường không được đánh giá chính xác.
Dưới đây là những khía cạnh quan trọng mà công nghệ đóng vai trò trong Marketing 5.0:
Hỗ trợ quyết định chính xác với Big Data
- Big data là một “kho tàng” thông tin về khách hàng có thể được thu thập liên tục, từ giao dịch tới khảo sát chăm sóc khách hàng, theo dõi hành vi lướt web đến các tương tác trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Twitter, …).
- Thông qua big data, những nhóm tiếp thị có thể xây dựng hình ảnh toàn diện về khách hàng và từ đó tạo ra chiến lược phù hợp với từng đối tượng.
Dự đoán hiệu quả hoạt động Marketing với trí tuệ nhân tạo (AI)
- Trí tuệ nhân tạo giúp dựa trên dữ liệu hoạt động truyền thông trong quá khứ để dự đoán kết quả và hiệu suất của các chiến dịch Marketing trong tương lai. Điều này giúp các nhà tiếp thị thích ứng nhanh chóng và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu chính xác.
Cải thiện trải nghiệm mua sắm thông qua công nghệ cảm biến cá nhân hóa
- Công nghệ cảm biến như IoT cho phép nhà tiếp thị xác định và phân loại khách hàng ngay tại cửa hàng. Ví dụ, màn hình nhận dạng khuôn mặt có thể ước tính nhân khẩu học của người mua sắm và hiển thị chương trình khuyến mại phù hợp, tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân trong mua sắm.
Ảo hóa các Touchpoint trực tiếp với khách hàng
- Sự kết hợp giữa công nghệ AI và máy móc giúp tự động hóa những nhiệm vụ phục vụ khách hàng, giúp nhân viên có thêm thời gian để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn mà máy móc không thể xử lý.
Đẩy nhanh quá trình thực hiện các hoạt động truyền thông
- Công nghệ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Điều này là kết quả của sự nhạy bén và sự ứng dụng nhanh chóng của công nghệ trong việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch Marketing.
Tổng hợp 5 xu hướng phát triển của Marketing 5.0 hiện nay bạn cần biết
Tiếp thị dựa trên dữ liệu (Data-driven Marketing)

Tiếp thị dựa trên dữ liệu là hoạt động mà doanh nghiệp thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu từ người dùng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu để phục vụ cho chiến lược tiếp thị hiệu quả. Từ những dữ liệu phân tích, doanh nghiệp có thể nhắm chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Ví dụ: Google sở hữu một hệ sinh thái dữ liệu lớn, dựa trên thông tin từ tìm kiếm, hành vi người dùng trên các nền tảng của mình. Google sử dụng dữ liệu này để nhắm chính xác đối tượng khách hàng, hiểu nhu cầu và hành vi mua hàng, từ đó triển khai quảng cáo phù hợp với nhóm đối tượng tiềm năng.
Trong tiếp thị dựa trên dữ liệu có hai giai đoạn quan trọng, bao gồm:
Giai đoạn 1: Tổ chức theo từng cá nhân
Thị trường không đồng nhất và mỗi khách hàng đều khác biệt, vì vậy doanh nghiệp cần bắt đầu với việc phân khúc và nhắm mục tiêu. Các phương pháp phân khúc thị trường có thể dựa trên:
- Địa lý: theo quốc gia, khu vực, thành phố, …
- Nhân khẩu học: theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, …
- Tâm lý học: theo sở thích, động lực, thái độ, …
- Hành vi: theo hành vi mua hàng đã xuất hiện trong quá khứ, tần suất và giá trị đơn hàng mua, ..
Sau khi phân khúc từng cá nhân, doanh nghiệp phát triển chân dung khách hàng từ những đặc điểm này.
Giai đoạn 2: Xây dựng chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu
Bước 1: Đặt ra mục tiêu cho chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu
Ví dụ: Một số mục tiêu của tiếp thị dựa trên dữ liệu có thể bao gồm:
Bước | Mục Tiêu và hành động |
---|---|
Khám phá ý tưởng mới về sản phẩm và dịch vụ | – Đặt mục tiêu và xác định đúng đối tượng. |
– Phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng. | |
Tùy chỉnh trải nghiệm cá nhân cho người dùng | Lập hồ sơ khách hàng để tạo và duy trì khách hàng tiềm năng. |
Ước tính nhu cầu thị trường | – Xác định thông điệp và nội dung tiếp thị. |
– Xác định và chọn lựa phương tiện truyền thông phù hợp. | |
– Lựa chọn hỗn hợp kênh để tiếp cận thị trường. | |
Đề xuất lần mua kế tiếp | – Chọn phương tiện truyền thông phù hợp. |
Phát triển sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. | Xác định và chọn kết hợp các kênh để tiếp cận thị trường. |
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng | – Lập hồ sơ khách hàng để tạo và duy trì khách hàng tiềm năng. |
Xác định giá đúng cho sản phẩm mới | – Xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng. |
Áp dụng chính sách định giá linh hoạt | – Xác định than phiền tiềm ẩn và khả năng rời bỏ của khách hàng. |
Bước 2: Xác định yêu cầu và tính khả dụng của dữ liệu
Mục tiêu | Các phân tích cần có | Nguồn dữ liệu | |||||
Chọn đúng phương tiện hỗn hợp cho hoạt động Marketing |
Dữ liệu xã hội |
Dữ liệu truyền thông | Dữ liệu truy cập | Dữ liệu POS | Dữ liệu IoT | Dữ liệu tương tác | |
Lập hồ sơ và nhắm mục tiêu đối tượng | x | x | x | x | x | x | |
Xác định hành trình khách hàng | x | x | x | x | x | x | |
Phân tích nội dung |
x | x | |||||
Hành vi phương tiện truyền thông | x | x | x | ||||
Mức độ hiệu quả của giá trị dựa trên tiếp thị | x | x | x | x |
- Duet TikTok là gì? 4 cách Duet TikTok cực dễ - 19 Tháng Ba, 2025
- 3 cách khôi phục video đã xóa trên TikTok cực dễ dàng và nhanh chóng - 17 Tháng Ba, 2025
- Chi tiết cách report TikTok vi phạm mới nhất 2025 - 15 Tháng Ba, 2025