Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và khốc liệt như hiện nay cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và chính sách thương mại, vai trò của quản trị Marketing trong mỗi doanh nghiệp càng trở nên cực kỳ quan trọng. Một chiến dịch Marketing có đem lại hiệu quả hay không đều nhờ phần lớn và việc quản trị.

Như vậy, quản trị Marketing là gì và một người quản trị giỏi sẽ đóng vai trò gì? Hãy cùng Trust Media tìm hiểu về vị trí quan trọng của việc quản trị trong bài viết dưới đây nhé!

Quản trị Marketing là gì?

Quan Tri Marketing La Gi
Quản Trị Marketing Là Gì?

Quản trị Marketing được xem là một quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động Marketing nhằm tạo ra giá trị, xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng như đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến.

Theo định nghĩa của hai chuyên gia Marketing nổi tiếng, Philip Kotler và Kevin Lane Keller: “Quản trị Marketing là nghệ thuật và khoa học trong việc lựa chọn thị trường mục tiêu, thu hút, giữ chân và phát triển khách hàng thông qua việc tạo ra, phân phối, truyền đạt giá trị vượt trội cho khách hàng.”

Trên thực tế, doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật quản trị Marketing để đạt được mục tiêu kinh doanh rộng lớn hơn. Các yếu tố quan trọng trong quản trị Marketing bao gồm lập kế hoạch chiến lược, kết nối hiệu quả với khách hàng để xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Hoạt động của việc quản trị Marketing

Hoat Dong Cua Viec Quan Tri Marketing
Hoạt Động Của Việc Quản Trị Marketing

Hoạt động quản trị Marketing bao gồm các nhiệm vụ chính sau:

  • Phân tích môi trường Marketing.
  • Phân đoạn thị trường.
  • Lựa chọn thị trường mục tiêu.
  • Lập kế hoạch Marketing.
  • Thực hiện kế hoạch Marketing.
  • Kiểm tra và đánh giá kế hoạch Marketing.

Vai trò của quản trị Marketing đối với doanh nghiệp

Vai Tro Cua Quan Tri Marketing Doi Voi Doanh Nghiep
Vai Trò Của Quản Trị Marketing Đối Với Doanh Nghiệp

Không phải tự nhiên mà quản trị Marketing đóng một vai trò không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Nó đem đến những lợi ích nổi bật như:

  • Kết nối doanh nghiệp với thị trường.
  • Liên kết các bộ phận trong công ty.
  • Nâng cao năng suất.
  • Nâng cao hiệu suất công việc.

Các quan điểm quản trị Marketing và những ưu, nhược điểm của chúng

Cac Quan Diem Quan Tri Marketing Va Nhung Uu Nhuoc Diem Cua Chung
Các Quan Điểm Quản Trị Marketing Và Những Ưu, Nhược Điểm Của Chúng

Marketing đã phát triển và tiếp tục hoàn thiện qua thời gian, dựa trên sự nắm bắt của những quan điểm quản trị khác nhau. Hiện nay, có 5 quan điểm chính về quản trị Marketing, dưới đây là những đặc điểm nổi bật cũng như ưu nhược điểm của từng quan điểm đó.

Quan điểm Marketing trong sản xuất – Production Concept

Khái niệm sản xuất trong quan điểm này dựa trên giả định rằng khách hàng ưa chuộng những sản phẩm có giá cả phải chăng và được sản xuất ở quy mô lớn. Tại đây, mục tiêu chính của các tổ chức là tối ưu hóa sản xuất, giảm chi phí sản xuất và thực hiện phân phối hàng hóa trên quy mô lớn.

Ý tưởng về việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm giá cả phải chăng bắt nguồn từ quan điểm rằng “Supply will create its own demand” (Cung sẽ tạo ra cầu của chính nó).

Ưu điểm:

  • Một số doanh nghiệp đã thành công trong việc áp dụng quan điểm này bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí. Tuy nhiên, hầu hết những doanh nghiệp này sản xuất ra nhiều hơn là nhu cầu thị trường.

Nhược điểm:

  • Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng quan điểm Marketing về sản xuất mà họ đã chọn. Cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc, thường có chất lượng cao và giá thấp, đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn và giảm doanh số bán hàng.
  • Bên cạnh đó, dự lợi nhuận thấp khiến cho một số doanh nghiệp phải đối mặt với sự suy thoái trong hoạt động kinh doanh.

Quan điểm hoàn thiện sản phẩm – Product Concept

Trong quan điểm Marketing này, tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm thay vì số lượng. Người tiêu dùng luôn đặt sự quan tâm hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm và không bị chi phối bởi giá cả hoặc tính sẵn có của sản phẩm.

Các công ty theo cách tiếp cận này tạo ra những sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của các khách hàng có xu hướng chấp nhận giá cao hơn và đề cao chất lượng. Tuy nhiên, quá trình này thường đòi hỏi đầu tư nhiều và tốn kém.

Ưu điểm:

  • Quan điểm này đã được áp dụng thành công bởi nhiều doanh nghiệp, từ đó, họ cũng đã tạo ra các sản phẩm được yêu thích và sử dụng rộng rãi.

Nhược điểm:

  • Thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng. Nếu một doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc cải thiện sản phẩm mà không theo kịp sự thay đổi này và không nắm bắt nhu cầu thực sự của khách hàng, họ có thể gặp khó khăn và thất bại trong tương lai.

Quan điểm Marketing hướng về bán hàng – Selling Concept

Quan Diem Marketing Huong Ve Ban Hang – Selling Concept
Quan Điểm Marketing Hướng Về Bán Hàng – Selling Concept

Quan điểm này tập trung vào việc thúc đẩy bán hàng thực tế. Trong hai quan điểm trước đó, trọng tâm là sản xuất hoặc cải thiện sản phẩm, trong khi quan điểm bán hàng tập trung vào việc tiếp thị và bán hàng cho mọi sản phẩm và không phân biệt chất lượng sản phẩm hoặc phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Các công ty theo cách tiếp cận này có thể thấy doanh số bán hàng tăng lên một cách đáng kể, tuy nhiên điều này có thể gây ra sự ngỡ ngàng hoặc thất vọng cho khách hàng, dẫn đến việc họ không quay lại hoặc không mua sản phẩm tiếp theo.

Ưu điểm:

  • Nhiều doanh nghiệp đã gặt hái thành công lớn khi áp dụng quan điểm Marketing hướng về bán hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng một cách đáng kể.

Nhược điểm:

  • Mặc dù có thể đạt được doanh số bán hàng cao, tuy nhiên, việc không đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng và không cung cấp giá trị thực sự có thể dẫn đến mất khách hàng trong tương lai.

Quan điểm Marketing hướng về khách hàng – Marketing Concept

Quan điểm bán hàng không tồn tại lâu dài bởi thị trường ngày nay đặt khách hàng làm trung tâm. Do đó, bất kỳ sản phẩm nào cũng phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quan điểm Marketing dựa trên giả định rằng người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm.

Các công ty tiến hành nghiên cứu để xác định nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó một cách tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nó dẫn đến việc các doanh nghiệp phát triển mối quan hệ với khách hàng và tạo ra lợi nhuận bền vững trong dài hạn.

Ưu điểm:

  • Đây là quan điểm có thể bao quát được việc tạo ra sản phẩm thỏa mãn khách hàng và đưa ra những chính sách hợp lý giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh và đồng thời tối ưu hóa chi phí.

Quan điểm Marketing đạo đức xã hội – Social Marketing Concept

Quan điểm quản trị Marketing thứ năm chủ yếu liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như hướng tới bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phúc lợi chung của xã hội.

Triết lý Marketing này tin rằng doanh nghiệp là một phần của xã hội và do đó doanh nghiệp nên đóng góp cho xã hội thông qua các dịch vụ xã hội như từ thiện, bảo vệ môi trường và các hoạt động xã hội.

Nhà Quản trị Marketing là gì? Vai trò của nhà Quản trị Marketing

Nha Quan Tri Marketing La Gi
Nhà Quản Trị Marketing Là Gì?

Vai trò của nhà Quản trị Marketing bao gồm các nhiệm vụ quan trọng sau:

Hoạch định: Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, lập kế hoạch chi tiết, xây dựng chương trình phát triển sản phẩm, đề xuất chiến lược giá cả, thực hiện chương trình khuyến mãi và lựa chọn các kênh phân phối phù hợp.

Tổ chức: Quản lý nguồn lực, thiết lập kế hoạch thực hiện và đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ nhiệm vụ của họ.

Lãnh đạo: Đàm phán, thỏa thuận với các bên liên quan, bao gồm cả đối tác, khách hàng và đội ngũ nội bộ.

Kiểm tra: Theo dõi hiệu quả của chiến dịch, đánh giá chi phí so với lợi ích đạt được cũng như thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết. 

Hi vọng qua bài viết mà Trust Media mang đến trên đây, bạn đã hiểu thật sự về quản trị Marketing là gì và có một cái nhìn rõ ràng hơn về nó. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc có những đóng góp khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới nhé!

 

DMCA.com Protection Status