4 kinh nghiệm sampling sản phẩm hiệu quả mà bạn nhất định phải biết!!!
Với sự ra đời của hàng nghìn doanh nghiệp có quy mô kinh doanh hoạt động cùng với sự tương đồng về sản phẩm, dịch vụ đã kéo theo sự cạnh tranh giữa họ trên thị trường ngày càng gay gắt và khốc liệt. Cho nên, trước khi đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu dùng không chỉ muốn nghe, nhìn mà còn mong được trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. Cũng vì lý do này mà sampling sản phẩm xuất hiện, giữ một vai trò hết sức quan trọng. Vậy sampling sản phẩm là gì? Hãy cùng Trust Media tìm hiểu thông tin chi tiết về hình thức Marketing này trong bài viết sau nhé!
Sampling sản phẩm là gì?

Sampling sản phẩm là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực Marketing. Hiểu chính xác hơn về nghĩa thì sampling là mẫu dùng thử hay sản phẩm mẫu.
Còn hiểu theo một nghĩa cụ thể hơn thì hoạt động tổ chức sampling sản phẩm trong Marketing là quá trình giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng và cho họ được trải nghiệm các sản phẩm mẫu. Thông qua những chương trình phát sampling sản phẩm, doanh nghiệp vừa tiếp cận được với tệp đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn thu thập được ý kiến, thông tin cũng như sự phản hồi từ khách hàng mục tiêu.
Tại thị trường nước ngoài, tổ chức sampling sản phẩm là một trong các hoạt động Marketing không xa lạ. Thực tế ở tại thị trường Việt Nam, việc sampling sản phẩm cũng đã bắt đầu được triển khai trong suốt thời gian vừa quá nhưng do còn nhiều người chưa hiểu hết nghĩa của cụm từ thuật ngữ này nên nghĩ nó còn xa lạ. Đó cũng chính là lý do mà bạn phải biết thêm về cách tổ chức sampling, hình thức phát ra sao.
3 hình thức sampling sản phẩm
Hiện nay, hình thức sampling được chia thành 3 hình thức chính là: Door to door, Face to face và tổ chức sampling online. Cụ thể đặc điểm, ưu nhược điểm của 3 hình thức này như sau:
Door to Door

Đây là hình thức trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất tới tay của người tiêu dùng. Hình thức này sẽ nhắm tới thị trường khách hàng tiềm năng.
Khi sampling sản phẩm Door to Door, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đối tượng khách hàng của mình một cách kỹ càng, nhắm chính xác khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ để tổ chức sampling sản phẩm.
Ưu điểm:
- Door to Door thường sử dụng nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu chuỗi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng tiềm năng. Cơ hội mang về nhiều hợp đồng lớn.
- Niềm tin của người tiêu dùng sẽ được củng cố thông qua dịch vụ này.
- Hướng tới tệp người tiêu dùng cần phải sản phẩm, dịch vụ, hạn chế được việc bị sampling sản phẩm trên một diện rộng nhưng lại cần thu về hiệu ứng chuyển đổi mua hàng thấp hơn.
Nhược điểm:
- Phạm vi tiếp thị bị thu hẹp.
- Nhân viên tư vấn phải sở hữu kiến thức chuyên môn cao kết hợp với sự am hiểu về sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt là phải có khả năng thương thuyết cũng như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.
Face to Face

Phương thức Face to Face là hình thức đối diện trực tiếp nhằm mục đích lôi kéo, thu hút sự chú ý và khiến khách hàng muốn trải nghiệm trực tiếp. Doanh nghiệp nên lựa chọn các địa điểm thuận lợi, có nhiều người thực hiện quảng cáo.
Ưu điểm:
- Hướng đến đa dạng và phong phú tệp khách hàng ở mọi ngành nghề, lĩnh vực và độ tuổi khác nhau.
- Khách hàng sử dụng trực tiếp và sẽ có phản hồi tức thì nên dễ dàng biết được đánh giá của khách hàng.
- Hiệu ứng đám đông đính kèm với tác động cộng hưởng sẽ làm cho hình thức sampling sản phẩm Face to Face sẽ thu hút được nhiều người quan tâm hơn.
Nhược điểm:
- Nhiều người dùng tò mò và có nhu cầu muốn trải nghiệm nhưng lại không có nhu cầu mua. Chính vì vậy, sản phẩm miễn phí sẽ thu hút được người tiêu dùng. Nếu không biết đến những quảng cáo thì sản phẩm dùng thử sẽ hao tốn nhiều nhưng kết quả mang về lại không cao.
- Không hướng tới tệp đối tượng khách hàng tiềm năng. Có nhiều người chỉ mua sau khi xem quảng cáo 1 lần nhưng sẽ không dùng tiếp sản phẩm hay dịch vụ trong thời gian sau đó.
Tổ chức sampling online
Đây là hình thức sampling sản phẩm theo xu hướng trực tuyến, hiện đại. Doanh nghiệp sẽ tổ chức hình thức này dưới dạng online, để đường liên kết cho khách hàng đăng ký nhận mẫu thử và chuyển tới địa điểm mà khách hàng yêu cầu.
Sampling sản phẩm đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Sampling sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính vì điều này mà hầu hết những doanh nghiệp hiện nay đều không thể không dùng đến hình thức quảng bá này. Sau đây là những lợi ích tuyệt vời mà doanh nghiệp sẽ nhận được khi triển khai tốt hoạt động phát sampling sản phẩm.
Giúp khách hàng có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Theo như báo cáo thường niên của EMI chỉ ra rằng, nhiều doanh nghiệp còn đang băn khoăn về động cơ làm người dùng sẵn sàng sử dụng mẫu sampling. Cụ thể:
- 81% khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm thử vì họ ưa thích trải nghiệm và sản phẩm hoàn toàn miễn phí.
- 49% khách hàng nói rằng họ sử dụng sản phẩm mẫu vì họ muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm của doanh nghiệp,
- 46% khách hàng cho biết họ yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp nên chắc chắn sẽ sử dụng thử.
Mặc dù có rất rất nhiều lý do để cho khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm nhưng mục đích của sampling sản phẩm đó là nâng cao được trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Sự trải nghiệm này sẽ tốt gấp nhiều lần hơn so với hình thức quảng cáo.
Từ hình thức này sẽ kích thích người tiêu dùng chuyển đổi và quyết định mua sắm hàng hóa. Đây chính là đòn bẩy mang lại giá trị tốt nhất để cho khách hàng cảm thấy hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng đối với thương hiệu
Hiểu đúng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp cho người tiêu dùng có niềm tin hơn. Cảm nhận của bản thân chính là thước đo đáng tin tưởng hơn bất kỳ một hình thức quảng cáo nào. Sự tin tưởng này sẽ giúp họ đánh giá chất lượng dịch vụ, sản phẩm của bạn tốt. Có thể họ sẽ mua hàng của bạn ngay lập tức tại thời điểm này. Tuy nhiên, khi có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ thì họ sẽ nhớ ngay đến thương hiệu của bạn đầu tiên.
Thúc đẩy người tiêu dùng tiềm năng mua sắm

Khi một người tiêu dùng quyết định sử dụng sản phẩm hay một dịch vụ nào đó thì thứ làm cho họ tin tưởng nhất đó là bản thân họ đã trải nghiệm hoặc bạn bè, người thân đã trải nghiệm. Sampling sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những khách hàng mới nhờ vào sự giới thiệu của những người đã từng trải nghiệm sản phẩm.
Doanh nghiệp bạn không thể nào chỉ giữ mãi các khách hàng cũ mà phải tiếp tới mục tiêu mở rộng thị trường. Từ người tiêu dùng cũ mở rộng sang những mối quan hệ người tiêu dùng mới. Từ người chỉ sử dụng sản phẩm mẫu sang khách hàng thực sự và lâu dài. Tất cả đều trở nên dễ dàng khi sử dụng hình thức sampling sản phẩm.
Tiết kiệm được chi phí quảng cáo
Chi phí chi cho hoạt động quảng cáo hiện nay tương đối đắt đỏ. Đặc biệt là đối với những hạng mục có sự canh tranh gay gắt, khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh. Thậm chí, bạn phải thực hiện đấu giá gói quảng cáo để có được giờ đẹp, lên Top trên Google hay Facebook…
Còn đối với sampling sản phẩm, doanh nghiệp bạn hầu như chỉ cần phải có sản phẩm mẫu thử và đội ngũ Marketing để triển khai chiến dịch quảng cáo. Hình thức này dễ dàng thực hiện, tiếp cận một cách nhanh chóng và chi phí thấp hơn nhiều so với những hình thức quảng bá, giới thiệu khác.
Lắng nghe ý kiến và phản hồi với khách hàng
Tại mỗi một chương trình sampling sản phẩm, khách hàng sẽ đóng góp ý kiến cũng như phản hồi trực tiếp về sản phẩm, dịch vụ dùng thử. Những nhân viên đã được đào tạo bài bản về sản phẩm sẽ trả lời những khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng. Việc được giải đáp, tư vấn trực tiếp dễ dàng làm rõ mọi thắc mắc của khách hàng.
Bên cạnh đó, một vài nhân viên còn sở hữu kỹ năng đặc biệt khiến cho người tiêu dùng ấn tượng sâu sắc và chuyển từ việc dùng thử sang quyết định mua sản phẩm và trở thành người tiêu dùng tiềm năng.
Sampling sản phẩm nên dùng khi nào?

Sampling sản phẩm có phải có chiến lược và triển khai đúng thời điểm, đúng người. Không phải bất cứ lúc nào cũng có thể tổ chức sampling. Nếu thường xuyên thực hiện chiến lược này sẽ không hề mang lại hiệu quả mà còn khiến cho doanh nghiệp bạn bị lỗ vốn. Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng hình thức sampling sản phẩm là:
- Doanh nghiệp bạn vừa cho ra mắt một sản phẩm hay dịch vụ mới.
- Quảng bá, giới thiệu và mở rộng quy mô thương hiệu tới các thị trường mới.
- Có sự kiện thúc đẩy hành vi mua sắm và mặt hàng liên quan mật thiết tới những sự kiện đó. Ví dụ như sampling sản phẩm mỹ phẩm nhân ngày Valentine 14/02, ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10…
- Doanh nghiệp bạn muốn khẳng định về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm phục vụ mục đích nâng cao nhận diện logo và thương hiệu ra thị trường để có thể cạnh tranh được với các đối thủ của mình.
- Cần tiến hành sale sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn và kích cầu người tiêu dùng quyết định mua hàng từ những người tiêu dùng tiềm năng.
Ngành hàng nào nên áp dụng sampling sản phẩm?
Một số sản phẩm dịch vụ thích hợp để tổ chức sampling sản phẩm là:
- Các sản phẩm, dịch vụ có giá trị thấp: Để chiến dịch phát triển sampling sản phẩm có độ phủ rộng lớn, tiếp cận được nhiều người mà lại tiết kiệm được chi phí.
- Sản phẩm, dịch vụ có thể chia nhỏ: Sản phẩm, dịch vụ khi chia nhỏ hoặc có dung tích nhỏ hơn nhưng vẫn phải thể hiện được đầy đủ đặc điểm cũng như giá trị của sản phẩm trong quá trình đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Chu kỳ mua của sản phẩm, dịch vụ ngắn: Điều này làm cho những khách hàng sẽ sớm cân nhắc và quyết định mua sản phẩm, dịch vụ ngay lập tức. Các sản phẩm, dịch vụ có tần suất mua hàng thấp như dịch vụ chụp ảnh cưới, ảnh kỷ yếu… Chính vì thế, dù có ưng ý với dịch vụ chụp ảnh demo thì khách hàng cũng không nhu cầu tiêu thụ dịch vụ này nhiều lần.
Một số ngành hàng thường xuyên được các doanh nghiệp tổ chức phát sampling sản phẩm như:
- Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG): Đây là nhóm hàng thường xuyên áp dụng hình thức này. Bởi vì tính đa dạng và phong phú của sản phẩm, tốc độ sản xuất nhanh chóng và nhiều tính năng vượt trội như tiện lợi, dễ dàng sử dụng sản phẩm thử tại chỗ…
- Nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình: Thông thường, người tiêu dùng sẽ ít khi đổi sản phẩm khác khi mà họ đã tìm kiếm được sản phẩm phù hợp khiến cho họ ưng ý. Cho nên, họ cần phải có sự chắc chắn cũng như mức độ phù hợp trước khi quyết định mua hàng. Sản phẩm sampling sẽ tiếp cận người dùng với nhiều hình thức khác nhau như: có khối lượng nhỏ và được đính kèm với sản phẩm khác…
- Ứng dụng công nghệ: Cho phép người sử dụng dùng thử sản phẩm nhờ vào những trial ngắn hạn hay với mô hình freemium – cung cấp một vài tính năng cơ bản, miễn phí và giới hạn những tính năng cao cấp.
- Một số loại hình dịch vụ: Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện cung cấp dịch vụ có thể có những hoạt động miễn phí cho lần đầu tiên sử dụng nhằm khuyến khích khách hàng trải nghiệm dịch vụ và mua những sản phẩm hay dịch vụ khác.
- Một số sản phẩm đặc thù có thể sử dụng ngay tại điểm bán: Chẳng hạn như một vài số mỹ phẩm như chì kẻ mày, son hay những sản phẩm công nghệ như máy tính xách tay, điện thoại di động thông minh hoặc thậm chí là những sản phẩm xe máy, ô tô thì khách hàng vẫn có thể trải nghiệm dùng thử tại những showroom.
Một số địa điểm sampling sản phẩm phù hợp

Về những địa điểm tổ chức phát sampling sản phẩm thì phải được doanh nghiệp nghiên cứu cẩn thận, lựa chọn phù hợp với từng lĩnh vực, ngành ngành và tệp đối tượng khách hàng khác nhau. Nhưng để bàn về một số địa điểm sampling sản phẩm phổ biến, được lựa chọn nhiều và mang lại hiệu quả tốt hiện nay có thể kể đến như:
Chợ, siêu thị và tạp hóa
Đây là một trong số những địa điểm lý tưởng để sampling sản phẩm. Bởi vì có rất nhiều người đi qua lại và có nhu cầu mua hàng. Nếu có sự xuất hiện của 1 gian hàng sử dụng sản phẩm thử sẽ thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Từ đó kích thích sự tò mò của họ và kéo theo là quyết định mua sắm hàng hóa.
Quán cà phê, nhà hàng và bar
Đây đều là địa điểm ăn uống quen thuộc của mọi người nên sẽ chỉ phù hợp với việc giới thiệu quảng bá các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến đồ ăn, thức uống. Còn điều tuyệt gì hơn nữa khi được dùng thêm những sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn miễn phí tại đây.
Văn phòng
Để thực hiện những hoạt động phát sampling sản phẩm tại đây, bạn cần phải có sự cho phép đồng ý của chủ tòa nhà. Những sản phẩm phù hợp để sampling tại đây như nước uống, mỹ phẩm, thức ăn nhanh, cà phê… Hãy chọn thời gian và địa điểm những nhân viên đang trong giờ thư giãn, giải lao tại sảnh của công ty.
Trường học và những trung tâm đào tạo
Cũng tương tự tại văn phòng, để có thể tổ chức sampling sản phẩm tại đây, bạn phải được sự chấp thuận của ban lãnh đạo nhà trường. Đây là địa điểm phù hợp để phát các sampling sản phẩm cho học sinh như đồ dùng học tập, đồ ăn nhanh, nước uống… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải hết sức lưu ý những sản phẩm này phải đáp ứng được chất lượng cũng như đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bệnh viện và trung tâm làm đẹp
Bệnh viện và những nơi làm đẹp như phòng gym, yoga, viện thẩm mỹ… sẽ vô cùng phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ làm đẹp cũng như bổ trợ cho sức khỏe. Nơi này sẽ có rất nhiều người tiêu dùng tiềm năng bởi vì những người dùng đến đây đều rất quan tâm tới ngoại hình và sức khỏe.
Những sự kiện có sự tham gia đông đảo của mọi người
Hiện nay, những sự kiện lớn thường xuyên được tổ chức, doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới nhiều người hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải xin phép ban tổ chức để quá trình phát sampling sản phẩm diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao nhất nhé!
Kinh nghiệm phân phát sampling sản phẩm đạt hiệu quả cao

Để giúp bạn tổ chức phát sampling sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất, Trust Media sẽ chia sẻ đến bạn một vài kinh nghiệm mà chúng tôi tổng hợp được:
Sử dụng hình thức thích hợp
Mỗi một hình thức tổ chức phát sampling sản phẩm đều sở hữu các điểm mạnh và hạn chế khác nhau. Cho nên, doanh nghiệp cần phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, đơn vị tổ chức hoạt động để xác định đâu là đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó xác định hành vi, thói quen, mục tiêu, sinh hoạt nhằm khoanh vùng và chọn lựa được hình thức phù hợp nhất. Có như vậy, quá trình tổ chức phát sampling sản phẩm mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Lựa chọn khu vực phát sampling sản phẩm phù hợp
Mỗi sản phẩm, dịch vụ sẽ có một cách tổ chức khác nhau, một địa điểm phân phát khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định và khoanh vùng chính xác tệp đối tượng khách hàng mục tiêu là một trong số những kinh nghiệm quan trọng để giúp cho mô hình này hoạt động hiệu quả.
Không phải cứ nơi nào tập trung đông người thì nơi đó có thể thực hiện tổ chức sampling sản phẩm. Việc này chỉ hiệu quả khi thực hiện ở những địa điểm có nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn.
Nếu như chọn địa điểm không phù hợp, doanh nghiệp bạn sẽ vô tình lãng phí ngân sách và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động Marketing cũng như doanh thu của mình.
Đào tạo nhân sự về các kiến thức liên quan đến sản phẩm dịch vụ
Bất cứ nhân viên nào khi thực hiện tư vấn sản phẩm, dịch vụ đều phải am hiểu về sản phẩm, dịch vụ đó. Tuy nhiên, nhân viên sampling sản phẩm không chỉ hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ mà còn phải có kỹ năng tư vấn. Kết hợp với đó là kỹ năng bán hàng và am hiểu tâm lý.
Đây là đội ngũ được đánh giá là đại diện cho những cửa hàng, doanh nghiệp trong quá trình khách hàng tiếp xúc với thương hiệu của mình. Cho nên, họ thường yêu cầu phải truyền tải những thông tin liên quan đến sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Thực hiện đào tạo kiến thức chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ; những kỹ năng, sự chuyên nghiệp chính là một điều hết sức cần thiết, góp phần giúp việc sampling sản phẩm đạt được hiệu quả cao.
Đúng người, đúng mục tiêu, đúng thời điểm và đúng chỗ

Nhiều doanh nghiệp cứ nghĩa rằng sản phẩm không mất tiền nên cứ phát thì sẽ có khách hàng nhận. Do đó, một vài doanh nghiệp đã phân phát những sản phẩm mà người dùng không thích, không biết nên sử dụng vào việc gì.
Doanh nghiệp cần phải nhớ rằng mục đích của việc tặng quà là để gây ấn tượng với khách hàng và xây dựng mối quan hệ mật thiết với họ. Từ đó làm cho họ nhớ đến doanh nghiệp khi quyết định mua hàng.
Quá trình doanh nghiệp mời cũng quan trọng như những điều mà bạn mời. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng về sở thích, thói quen của người tiêu dùng mục tiêu. Để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ mới đến với người tiêu dùng một cách ấn tượng sâu sắc nhất. Cần phải có mặt đúng chỗ, đúng lúc sẽ giúp cho thương hiệu trở thành 1 phần trong trải nghiệm của người dùng mà không khiến họ cảm thấy bực tức, khó chịu hay lúng túng khi nhận sampling sản phẩm.
Xu hướng sampling sản phẩm online
Nếu như việc sampling sản phẩm truyền thống khiến cho người dùng khó chịu khi bị “ép” nhận và sử dụng mẫu thử, thậm chí là sợ khi nhân viên đến tận nhà của mình chỉ để giới thiệu sản phẩm thì sampling sản phẩm trực tuyến đã ra đời để có thể giải quyết được vấn đề trên.
Sampling sản phẩm online là một phương pháp phát sản phẩm dùng thử đến tận nơi của những người đã thực hiện đăng ký trải nghiệm sản phẩm qua mạng internet. Khách hàng có thể tìm và đăng ký nhận các sản phẩm trong trang sampling tổng hợp.
Sau khi quá trình yêu cầu được duyệt thì sản phẩm sẽ được gửi đến tận nơi cho người dùng. Với phương pháp sampling sản phẩm online, doanh nghiệp bạn sẽ tiết kiệm được chi phí về nguồn lực, thời gian mà vẫn có thể tiếp cận chính xác tệp đối tượng khách hàng tiềm năng với đa dạng sở thích, độ tuổi, nơi chốn, nghề nghiệp…
Tổng kết
Như vậy có thể thấy răng, sampling sản phẩm đã không còn quá xa lạ đối với người dùng. Do đang được nhiều công ty, doanh nghiệp áp dụng rộng rãi và phổ biến. Giữa vô vàn những mẫu mã đa dạng và phong phú về hình thức, chủng loại lẫn tính năng, người dùng khó có thể đưa được ra các quyết định mua hàng ngay lập tức. Điều này đòi hỏi chương trình phát sampling sản phẩm phải được tổ chức thật đặc biệt và ấn tượng. Để từ đó, khách hàng hiểu được đúng nghĩa của hai từ “tương tác” và “trải nghiệm”.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
TRUST MEDIA BRANDS
📌 Địa chỉ: Tầng 6 tòa nhà số 14 Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
☎️ Hotline: 0586 898 899
📩 Email: info@trustmedia.com.vn
🌐 Website: https://trustmedia.com.vn/
- 5 cách làm video ăn đề xuất trên Youtube nhanh chóng cho người mới bắt đầu xây kênh - 2 Tháng Mười Hai, 2023
- Top 3 loại chiến dịch quảng cáo trên Twitter và hướng dẫn chạy ads twitter từ A đến Z - 1 Tháng Mười Hai, 2023
- Làm thế nào để xây dựng thương hiệu trường đại học hiệu quả 2023? - 1 Tháng Mười Hai, 2023