QUY TRÌNH 7 BƯỚC XÂY DỰNG SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÀNH CÔNG!!!
Thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam cũng như trên khắp toàn thế giới đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt những sàn thương mại điện tử. Vậy làm thế nào để xây dựng sàn thương mại điện tử thành công và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Trust Media để tìm lời giải đáp nhé!
Khái niệm về sàn thương mại điện tử

Trước khi tìm hiểu quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử, bạn cần phải nắm được định nghĩa của hình thức này.
Hiện nay, những sàn thương mại điện tử đã và đang hoạt động vô cùng phổ biến tại những quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện công nghệ thông tin 4.0 và mạng kết nối internet ngày càng bùng nổ, phát triển mạnh mẽ, công người cũng chọn cho mình các hình thức mua sắm tiện lợi và thông minh hơn.
Sàn thương mại điện tử hay còn có tên gọi khác đó là sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây là một không gian mạng được tạo lập nhằm phục vụ mục đích bày bán các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đây là một trang website, nơi diễn ra rất rất nhiều hoạt động mua bán, giao dịch trực tuyến giữa hai người bán và mua.
Có thể thấy rằng, sàn thương mại điện tử đã mang lại cho người tiêu dùng vô số tiện ích vượt trội. Đồng thời, người mua còn có cơ hội nhận hàng tại địa điểm yêu cầu. Chính vì vậy, có thể nói rằng đây là một kênh buôn bán được nhiều người lựa chọn để phục vụ hoạt động kinh doanh bán hàng của mình. Và đây cũng là một trong số những hình thức mua sắm được thúc đẩy mạnh mẽ trong suốt thời gian vừa qua.
Theo Nghị định 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 quy định khái niệm sàn thương mại điện tử như sau: Sàn thương mại điện tử là 1 trang website thương mại điện tử cho phép người dùng (có thể là cá nhân, thương nhân và tổ chức) không thuộc quyền sở hữu của trang web có thể thực hiện một phần hoặc tất cả các quy trình mua bán sản phẩm, dịch vụ trên đó. Sàn thương mại điện tử trong Nghị định này không gồm những trang website thực hiện giao dịch chứng khoán online”.
Chủ sở hữu trang website sẽ giữ vai trò trung gian giúp cho tổ chức không gian chung, thu hút các bên. Để từ đó làm cho sàn giao dịch trở nên sôi động hơn. Mỗi một bên khi tham gia vào sàn thương mại điện tử đều sẽ nhận được những lợi ích giống với mong muốn của mình.
Một số sàn thương mại điện tử lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay gồm: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…
Vai trò của việc xây dựng sàn thương mại điện tử

Có thể nói rằng, sàn thương mại điện tử là một trong những hình thức kinh doanh trực tuyến phổ biến nhất hiện nay ở trên thị trường. Trong đó, người mua và người bán đều được tiếp cận trong cùng một không gian mạng chung do bên quản lý cung cấp. Họ tìm thấy nhau để thực hiện những giao dịch mang tính tiện lợi. Đây chính là hình thức kinh doanh, đại diện cho một cuộc cách mạng công nghệ thông tin điện tử hiện đại.
Cho nên, sàn thương mại điện tử giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả xã hội. Cụ thể chi tiết như sau:
Đối với doanh nghiệp
- Mở rộng thị trường: Vì các sàn thương mại điện tử sử dụng mạng internet để kết nối với mọi người tiêu dùng trên khắp mọi nơi. Cho nên, quy mô tiếp cận khách hàng sẽ vô cùng rộng lớn, không có rào cản nào liên quan đến vị trí khu vực địa lý, vùng lãnh thổ, biên giới và giúp cho quá trình mở rộng thị trường diễn ra nhanh chóng.
- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp chỉ cần trả một khoản tiền hoa hồng nho nhỏ là đã có thể tiết kiệm được chi phí Marketing, chi phí bán hàng, phân phối, truyền thông và tối ưu được chi phí lưu kho hiệu quả hơn.
- Gia tăng lợi nhuận: Nhờ hoạt động kinh doanh được tối ưu, cắt giảm chi phí khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng lên. Không những vậy, việc quản lý hàng hóa, mua bán ở trên các sàn thương mại điện tử cũng giúp cắt giảm nguồn nhân sự, tối ưu quy trình từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Giảm lưu kho hàng hóa: Do quy trình sản xuất phụ thuộc vào tình hình thực tế nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp sẽ có thể giảm được chi phí lưu kho bán hàng và quá trình quản lý cũng diễn ra thuận tiện hơn.
- Giảm chi phí mua bán: Một lợi ích tương đối quan trọng của sàn thương mại điện tử đó là chi phí sẽ thấp hơn so với những hình thức bán hàng qua tin nhắn SMS, điện thoại di động hay bán hàng trực tiếp. Do đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một chi phí.
- Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng và bán hàng 24/7: Với công nghệ thanh toán online, chatbox, doanh nghiệp bạn có thể thực hiện bán hàng và giải đáp bất cứ mọi thắc mắc cho người dùng 24/7 mà không cần đến sự can thiệp của con người. Từ đó giúp cho trải nghiệm của người mua được cải thiện cũng như góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với người tiêu dùng
- Đa dạng lựa chọn: Người tiêu dùng sẽ được tiếp cận với rất nhiều sản xuất, nhà phân phối cùng một lúc nên có thể đưa ra so sánh, đánh giá và lựa chọn được những mặt hàng đa dạng hơn. Họ nhanh chóng tìm được sản phẩm mà mình cần cũng như so sánh được giá thành trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
- Tiếp cận sản phẩm cá nhân hóa: Nhiều doanh nghiệp thực hiện sản xuất sản phẩm nhằm phục vụ mục đích đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của người tiêu dùng. Chính vì vậy, người tiêu dùng có thể sở hữu những mặt hàng độc đáo, sáng tạo, mới mẻ và thể hiện rõ nét cá tính của chính bản thân.
- Tiết kiệm thời gian tìm kiếm: Chỉ với vài thao tác đơn giản, người tiêu dùng đã có thể dễ dàng tìm thấy mặt hàng mình cần, thỏa mãn nhu cầu của bản thân về tính năng, mẫu mã, giá cả mà không tốn quá nhiều thời gian tìm kiếm.
- Tiết kiệm chi phí: Vai trò của sàn thương mại điện tử đó là thực hiện cung cấp những giao dịch trực tuyến cho nên doanh nghiệp sẽ không tốn nhiều chi phí cho khoản trưng bày. Đồng nghĩa với việc là giá bán của sản phẩm có thể bị giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích lớn cho người tiêu dùng.
- Có thể thực hiện mua bán ở bất cứ mọi nơi, mọi lúc: Bất kể khi nào người tiêu dùng có nhu cầu đều có thể tiến hành các giao dịch mua bán mà không cần phải tuân thủ theo bất cứ khung giờ nào cả.
Đối với cộng đồng xã hội
- Giảm lưu lượng giao thông: Vai trò của sàn thương mại điện tử là quá trình thanh toán hoàn toàn online, qua mang internet nên có thể hạn chế được việc mua bán hàng trực tiếp. Từ đó, giúp giảm bớt lưu lượng tham gia giao thông, giảm ùn tắc.
- Dịch vụ công tiện lợi hơn: Những dịch vụ công như quyết toán thuế, kê khai thuế… được thực hiện trực tuyến thông qua mạng internet giúp cho bạn vừa tiết kiệm được công sức vừa tiết kiệm được thời gian.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt trên các sàn thương mại điện tử đã thúc đẩy những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải tối ưu cho người tiêu dùng. Đồng nghĩa với việc đó là cuộc sống xã hội của họ sẽ được nâng cấp, nâng tầm chất lượng đời sống của chúng ta.
Cơ chế hoạt động của sàn thương mại điện tử

Để xây dựng sàn thương mại điện tử hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ cơ chế hoạt động của sàn này. Cụ thể chi tiết quy chế như sau:
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, thương nhân cung cấp những mặt hàng dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.
- Quyền và nghĩa vụ của người dùng sử dụng các mặt hàng, dịch vụ ở trên sàn thương mại điện tử.
- Mô tả quá trình giao dịch đối với mỗi một hình thức giao dịch, có thể thực hiện trên những sàn thương mại điện tử.
- Hoạt động thẩm định, rà soát và xử lý những cá nhân, thương nhân và tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ sàn thương mại điện tử khi có hành vi vi phạm pháp luật ở trên các sàn.
- Quyền và nghĩa của những bên trong quá trình tham gia vào giao dịch được thực hiện trên các sàn thương mại điện tử.
- Giới hạn phần trách nhiệm cho những cá nhân, thương nhân và tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử trong các giao dịch của sàn.
- Những quy trình liên quan đến quản lý thông tin và an toàn thông tin trên các sàn thương mại điện tử.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa những người liên quan đến giao dịch.
- Chính xác bảo vệ những thông tin cá nhân liên quan tới khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
- Biện pháp xảy lý các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người dùng trên các sàn thương mại điện tử.
- Biện pháp xử lý những vi phạm đối với các cá nhân, thương nhân và tổ chức không tuân thủ quy chế hoạt động trên các sàn thương mại điện tử.
Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về một trong số các nội dung trên, những cá nhân, thương nhân và tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử phải gửi thông báo đến tới toàn bộ người làm trên sàn giao dịch điện tử ít nhất 5 ngày trước khi thực hiện áp dụng điều khoản đó.
Một vài mô hình của sàn thương mại điện tử
Phần tiếp theo mà Trust Media muốn giới thiệu đến bạn là một số mô hình sàn thương mại điện tử trước khi đi chi tiết vào nội dung xây dựng sàn thương mại điện tử.
Được ví như một cánh tay đắc lực của những nhà kinh doanh bán lẻ. Bởi vì mỗi người bán đều có thể tiếp cận nhiều người tiêu dùng khác nhau thì vì chỉ ở phạm vi xung quanh cơ sở trưng bày mặt hàng. Nó cũng là hình thức duy nhất để đưa sản phẩm, dịch vụ đến với tay của người tiêu dùng.
Thế nhưng hầu hết những mô hình thương mại điện tử sẽ có đặc điểm, vai trò khác nhau. Cụ thể từng mô hình của sàn thương mại điện tử như sau:
Mô hình B2B (Business to Business)

Mô hình B2B là một giao dịch được triển khai thực hiện giữa những chủ thể đều là các doanh nghiệp, thể hiện với một doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ online từ một doanh nghiệp khác.
Ví dụ như: Một doanh nghiệp mua máy làm giấy hay một doanh nghiệp mua phần mềm kế toán.
Những phần mềm kinh doanh như quản lý quan hệ người dùng và những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán cũng được gọi là mô hình B2B.
Bán hàng online B2B thường có xu hướng phức tạp hơn rất nhiều với các hình thức thương mại điện tử khác. Bời vì chưa một danh mục vô cùng lớn trong đó có nhiều sản phẩm phức tạp. Những doanh nghiệp thường sở hữu các sản phẩm đặc thù đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.
Mô hình B2C (Business to Customer)
Mô hình B2C là mô hình có người tiêu dùng mua một sản phẩm, dịch vụ nào đó thông qua mạng internet để sử dụng riêng. Người tiêu dùng chọn lựa phương thức này nhằm mục đích tìm kiếm các sản phẩm muốn được sử dụng, đáp ứng được nhu cầu của họ.
Mặc dù thương mại điện tử theo mô hình B2C có vẻ nổi bật nhưng lại có kích thước chỉ bằng một nửa thị trường sàn thương mại điện tử B2B trên phạm vi toàn thế giới. Khách hàng sẽ lựa chọn sử dụng hình thức phù hợp, tiện lợi nhất và thỏa mãn được nhu cầu mua sắm.
Mô hình C2C (Customer to Customer)

Mô hình C2C hoạt động dưới hình thức mua bán, trao đổi và đấu giá thông qua mạng lưới internet. Trong đó, người dùng sẽ thực hiện bán hàng hóa cho nhau. Những đối tượng chủ thể không có được điều kiện đặc biệt trong một doanh nghiệp hoặc 1 tổ chức, chỉ đơn giản là họ có sản phẩm và mong muốn được giao dịch để kiếm thêm lợi nhuận.
Đây là các sản phẩm do chính tay họ sản xuất ra, ví dụ như đồ cũ mà họ sở hữu nhưng có mong muốn được bán đi hoặc đồ thủ công, mỹ nghề. Chỉ cần tìm kiếm thấy khách hàng có nhu cầu, quan tâm mua là có thể thực hiện được giao dịch mua bán.
Mô hình C2B (Customer to Business)
Khi người tiêu dùng tạo được giá trị cho doanh nghiệp, đó sẽ được gọi là mô hình sàn thương mại điện tử C2B. Hình thức này sẽ tạo ra giá trị dưới nhiều hình thức có thể triển khai thực hiện bởi những chủ thể có nhu cầu muốn giao dịch.
Chẳng hạn như C2B có thể hiểu theo một cách đơn giản đó là có một khách hàng để lại những đánh giá mang tính chất tích cực cho doanh nghiệp. Từ đó, góp phần xây dựng sàn thương mại điện tử cũng như tạo được hình ảnh tốt cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đây còn là những doanh nghiệp bán hàng secondhand, đôi khi muốn mua hàng từ những người tiêu dùng trên mạng internet bình thường. Khi đó, những doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng để hình thành lên lợi nhuận trong thời gian sắp tới.
Mô hình B2G (Business to Government)

Mô hình này đôi khi còn được gọi với cái tên là B2A (Business to Administration). Mô hình này có sự tham gia của 2 chủ thể chính đó là một bên là cơ quan công cộng và một bên là doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu trao đổi sản phẩm, dịch vụ.
Thông thường, mô hình này sẽ được thực hiện dưới hình thức hợp đồng kinh doanh do một tổ chức công cộng triển khai thực hiện một dịch vụ được ủy quyền.
Mô hình C2G (Customer to Government)
Bạn có thể hiểu đơn giản đây là cách thức thanh toán cho rất nhiều nghĩa vụ với sự tham gia của những cơ quan trong cộng đồng. Khi có sự tham gia gián tiếp hay sự quản lý trực tiếp của Nhà nước. Bất cứ khi nào bạn mong muốn chuyển tiền đến một cơ quan công cộng thông qua mạng internet thì lúc đó là bạn đang tham gia vào mô hình sàn thương mại điện tử C2G.
Ví dụ: Bạn thực hiện trả phí cho việc đỗ xe ô tô thông qua một ứng dụng ở trên điện thoại di động thông minh. Đây là bản chất hoạt động của mô hình C2G.
Ngoài ra, mô hình này còn bao gồm hình thức nộp thuế online và mua hàng của những cơ quan chính phủ, nhà nước được đấu giá trực tuyến.
7 bước xây dựng sàn thương mại điện tử chuyên nghiệp nhất

Bán hàng trực tuyến đã dần dần trở thành một xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay. Bởi vì tính tiện lợi cũng như tốc độ nhanh chóng của hình thức này. Chính vì thế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp dùng sàn thương mại điện tử để trở thành trợ thủ đắc lực trong quá trình hoạt động kinh doanh bán hàng trực tuyến.
Vậy làm thế nào để xây dựng sàn thương mại điện tử thành công? Mời bạn cùng tìm hiểu phần nội dung dưới đây của Trust Media để nắm được cách xây dựng sàn thương mại điện tử hiệu quả nhé!
Đăng ký địa chỉ website
Địa chỉ trang website hay còn gọi là tên miền là những điều mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầu tiên để thực hiện xây dựng sàn thương mại điện tử. Đây là vị trí của trang chủ doanh nghiệp hiển thị trên mạng internet.
Cho nên, doanh nghiệp cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định mua tên miền. Bởi vì rất có thể bạn không thể thực hiện thay đổi tên miền đã mua. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tự mình thiết kế một địa chỉ website dễ hiểu, ngắn gọn và dễ nhớ để có thể tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người nhìn.
Lập kế hoạch xây dựng sàn thương mại điện tử
Sau khi đã sở hữu cho mình trong trang website riêng biệt, doanh nghiệp cần phải thực hiện xây dựng sàn thương mại điện tử hoàn chỉnh. Tại đây, doanh nghiệp sẽ cần vạch ra những yêu cầu mà sàn thương mại điện tử phải đáp ứng.
Ví dụ như đâu là mặt hàng sẽ được kinh doanh, bày bán ở trên sàn? Số lượng của chúng bao nhiêu là đủ? Sàn có cần phải tích hợp thêm các tiện ích nào không để phục vụ mục đích tối ưu hóa dịch vụ bán hàng hay không?
Tìm lời giải đáp cho tất cả những câu hỏi này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được đâu là nền tảng cần thiết nhất đối với quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử. Doanh nghiệp nên tham khảo trước về giao diện của những sàn thương mại điện tử khác để lựa chọn được thiết kế giao diện thích hợp, thân thiện với người sử dụng.
Tiến hành triển khai xây dựng sàn thương mại điện tử

Bước tiếp theo doanh nghiệp cần phải làm đó là tiến hành triển khai việc xây dựng sàn thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể dùng đội ngũ nhân viên của mình hay tìm tới những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế sàn thương mại điện tử chuyên nghiệp và uy tín.
Lựa chọn đội ngũ nhân sự riêng của doanh nghiệp sẽ giúp họ kiểm soát dễ dàng hơn quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể đảm bảo được tiến độ thực dự án, chất lượng có đáp ứng được yêu cầu đề ra không.
Ngoài ra, việc dùng đội ngũ nhân sự riêng để thực hiện thiết kế xây dựng sàn thương mại mại điện tử sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối lớn khi không cần phải sử dụng đến dịch vụ thuê thiết kế.
Đối với trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện hay khả năng xây dựng 1 trang website chuyên nghiệp thì có thể tìm đến những đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế uy tín. Đây đều là những đơn vị chuyên xây dựng sàn thương mại điện tử với kiến thức chuyên môn cao không chỉ giúp doanh nghiệp bạn sở hữu một trang website thương mại điện tử phù hợp mà còn đề xuất những giải pháp giúp bạn tối ưu website.
Thử nghiệm những tính năng
Trước khi trang website đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải rà soát lại quy trình hoạt động của trang website để xem nó đã đáp ứng đủ những yêu cầu mà mình đặt ra chưa. Những nội dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ chưa? Những dịch vụ hỗ trợ tư vấn và chăm sóc khách hàng đã được thực hiện tối ưu chưa? Việc thử nghiệm các tính năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành tối ưu hiệu suất trang và giảm thiểu được những rủi ro không đánh có xảy ra trong quá trình hoạt động.
Triển khai những chiến dịch marketing nhằm mục đích thu hút khách hàng
Điều quan trọng nhất mà một doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa website của mình vào hoạt động đó là triển khai những chiến dịch Marketing, truyền thông nhằm mục đích phủ sóng thương hiệu. Doanh nghiệp cần phải dựa vào những đặc điểm của tệp đối tượng khách hàng mục tiêu để xác định được phương thức truyền thông, quảng bá cho phù hợp.
Doanh nghiệp cũng có thể thực hiện quảng cáo trên những nền tảng mạng xã hội, tiến hành tối ưu công cụ tìm kiếm hoặc tập trung vào việc xây dựng các nội dung hữu ích để thu hút, lôi kéo được nhiều khách hàng hơn.
Tối ưu hóa quá trình hỗ trợ và chăm sóc khách hàng
Tiếp theo, doanh nghiệp cần thực hiện tối ưu quá trình hỗ trợ tư vấn và chăm sóc khách hàng. Mọi vấn đề mà khách hàng gặp phải đều phải được xử lý kịp thời và nhanh chóng để đảm bảo sự hài lòng tối đa của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Và cũng như gia tăng khả năng mua hàng của họ. Doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc việc dùng chatbot với những câu trả lời có sẵn để hỗ trợ giải đáp khúc mắc cho người tiêu dùng một cách nhanh hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các phương thức thanh toán phù hợp với tệp đối tượng khách hàng. Đôi khi người tiêu dùng không chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp không phải vì chất lượng mà vì do thủ thanh toán quá phức tạp, rườm rà, Cho nên, quá trình tối ưu việc thanh toán giữ vai trò hết sức quan trọng đối với những doanh nghiệp kinh doanh bán hàng.
Hợp tác với những doanh nghiệp vận chuyển
Nhiệm vụ của những doanh nghiệp này sẽ không chỉ dừng lại ở quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mà còn phải vận chuyển hàng đến với người dùng. Chất lượng hàng hóa khi đến tay người dùng sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của thương hiệu doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải hợp tác với một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển uy tín và mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Các lưu ý khi xây dựng sàn thương mại điện tử đạt hiệu quả cao

Để xây dựng sàn thương mại điện tử đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:
Lựa chọn nền tảng thích hợp
Điều kiện thiết yếu đầu tiên trong quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử đó là việc chọn lựa sàn thương mại điện tử. Nếu như nền tảng thương mại điện tử mà bạn chọn phù hợp với việc kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn phát triển bền vững.
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các nền tảng thương mại khách nha.
Phong cách thiết kế rõ ràng
Giao diện của trang web thương mại điện tử giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quyết định mua sắm của doanh nghiệp. Một giao diện có những mục thông tin cùng với hình ảnh được sắp xếp đẹp mắt, rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều người tiêu dùng hơn.
Những nội dung quan trọng như slogan, thương hiệu, logo hay những thông báo cần phải được để ở những vị trí dễ dàng gây được sự chú ý.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên chọn chủ đề và màu sắc phù hợp với mặt hàng kinh doanh cũng như tính cách của thương hiệu sẽ giúp cho hình ảnh của doanh nghiệp trở nên uy tín, chuyên nghiệp hơn.
Tối ưu quá trình thanh toán
Quá trình thanh toán phức tạp, rườm rà cũng là một trong số những trở ngại tương đối lớn đối với khách hàng khi tiến hành mua sắm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải tìm cách thực hiện tối ưu quá trình này để có thể gia tăng được tỷ lệ chuyển đổi được tốt hơn.
Bên cạnh cách thức chuyển tiền lỗi thời, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các công cụ hiện đại để tối ưu khả năng thanh toán của người dùng như thanh toán qua ví điện tử Ví VNPay, Momo, Zalo Pay, thẻ Visa, quét mã QR…
Tối ưu công cụ tìm kiếm
Tối ưu công cụ tìm kiếm sẽ mang tới những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho người dùng, Phần mềm sẽ hỗ trợ người dùng tìm kiếm được sản phẩm mà mình cần một cách nhanh hơn.
Không những thế, một số công cụ tìm kiếm thông minh còn tích hợp thêm với việc tạo ra những bộ lọc sản phẩm dựa vào các thuộc tính khác nhau phù hợp với những yêu cầu của người dùng. Từ đó giúp người dùng hài lòng với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp khi tìm được sản phẩm ưng ý một cách nhanh nhất.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Trust Media muốn chia sẻ đến bạn về sàn thương mại điện tử cũng như cách xây dựng sàn thương mại điện tử thành công. Mong rằng bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức kinh doanh này. Từ đó, góp phần giúp cho quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử của mình được thành công và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất!
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
TRUST MEDIA BRANDS
📌 Địa chỉ: Tầng 6 tòa nhà số 14 Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
☎️ Hotline: 0586 898 899
📩 Email: info@trustmedia.com.vn
🌐 Website: https://trustmedia.com.vn/
- 5 cách làm video ăn đề xuất trên Youtube nhanh chóng cho người mới bắt đầu xây kênh - 2 Tháng Mười Hai, 2023
- Top 3 loại chiến dịch quảng cáo trên Twitter và hướng dẫn chạy ads twitter từ A đến Z - 1 Tháng Mười Hai, 2023
- Làm thế nào để xây dựng thương hiệu trường đại học hiệu quả 2023? - 1 Tháng Mười Hai, 2023