Các dạng quảng cáo Google đều mang đến hiệu quả nhất định trong việc tiếp cận tệp khách hàng có nhu cầu và truyền tải thông điệp đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, quảng cáo trên Google có rất nhiều dạng và phù hợp với từng mục đích khác nhau. 

Các Dạng Quảng Cáo Google
Các Dạng Quảng Cáo Google

Thế nào là quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads)

Định nghĩa quảng cáo tìm kiếm

  • Quảng cáo tìm kiếm là một trong các dạng quảng cáo Google mà nền tảng này cung cấp trên phần công cụ tìm kiếm. Khi người tiêu dùng search một từ khóa thì lúc này Google sẽ trả về những kết quả dưới dạng quảng cáo hiển thị đúng hoặc gần đúng với các từ khóa có liên quan đến từ khóa ấy có ở trong chiến dịch quảng cáo của bạn. 
  • Ví dụ: Khách hàng tìm kiếm bằng cụm từ “Trung tâm dạy học tiếng Hàn”. Nhìn vào hình ảnh bên dưới, bạn sẽ thấy các kết quả tìm kiếm mà có gắn với chữ [QC], đây đều là dạng quảng cáo tìm kiếm bằng từ khóa hoặc cụm từ khóa hoặc văn bản. 
  • Quảng cáo Google tìm kiếm là một trong các dạng quảng cáo Google thường được sử dụng để thúc đẩy người dùng thực hiện hành động chuyển đổi. Chẳng hạn như, click nhấp vào quảng cáo hoặc gọi điện thoại cho doanh nghiệp. Hình thức này sẽ hiển thị quảng cáo đến những người dùng tích cực tìm kiếm thông tin bằng từ khóa.
  • Từ khóa trong quảng cáo tìm kiếm trong Google Adwords được chia thành: từ khóa đối sánh sửa đổi rộng và từ khóa đối sánh cụm từ. 

Khái niệm quảng cáo tìm kiếm thích ứng 

  • Quảng cáo tìm kiếm thích ứng hay có tên gọi khác là RSA là một trong các dạng quảng cáo Google Ads, cho phép dùng công nghệ máy học để văn bản hoặc thông điệp hiển thị nhiều hơn và phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Cụ thể, khi sử dụng dạng quảng cáo này bạn có thể nhập được nhiều dòng nội dung và tiêu đề hơn. Lúc này, hệ thống ngay lập tức dùng công nghệ máy học để tạo nên nhiều biến thể quảng cáo. Nhờ vậy mà căn cứ vào lượt truy vấn tìm kiếm của người dùng và Google Adwords để xác định những kết quả tốt nhất.
  • RSA sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất của chiến dịch quảng cáo, tiết kiệm được thời gian trong việc xử lý những vấn đề thay đổi của thị trường và linh hoạt cải thiện số click nhấp chuột cũng như lượt chuyển đổi lên tới 10%. 
  • Bên cạnh đó, quảng cáo tìm kiếm thích ứng còn có khả năng kết hợp nhiều tiêu đề và tự động mô tả để xây dựng được một chiến dịch quảng cáo tối ưu hơn. 

Vị trí xuất hiện quảng cáo tìm kiếm trên Google

  • Google sẽ để quảng cáo tìm kiếm xuất hiện tại 7 vị trí đó là: 4 vị trí đầu và 3 vị trí cuối trong một trang của Google. 
  • Các trang sau thì 7 vị trí này thường sẽ được cố định. Tuy nhiên, số lượng hiển thị có thể ít đi tùy thuộc vào mặt hàng, lĩnh vực và mức độ cạnh tranh trên thị trường. 

Quảng cáo Google Display Network Ads

Quảng cáo Google Display Network (GDN) là một trong các dạng quảng cáo Google giúp quảng cáo của bạn tiếp cận đến khách hàng khi họ đang:

  • Truy cập vào website ưa thích của họ
  • Xem video ở trên Youtube.
  • Kiểm tra Gmail.
  • Sử dụng điện thoại di động hoặc đang dùng các ứng dụng dành cho smartphone.

Quảng cáo GDN được thiết kế để hiển thị thông điệp quảng cáo chính xác đến khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm và vị trí. 

Sau đây là các dạng quảng cáo Google GDN mà bạn có thể áp dụng:

  • Quảng cáo hiển thị bằng hình ảnh thích ứng: Các nhà quảng cáo tiến hành nhập văn bản, thêm hình ảnh và phần biểu trưng. Khi đó. Google sự thực hiện việc tối ưu chiến dịch quảng cáo nằm nâng cao hiệu suất. 
  • Quảng cáo bằng hình ảnh đã upload: Bạn có thể tạo và upload chiến dịch quảng cáo để có thể dễ dàng kiểm soát hơn. Bạn nên tải quảng cáo dưới dạng HTML5 hoặc ảnh với nhiều kích thước khác nhau. 
  • Quảng cáo dạng tương tác: Chạy chiến dịch quảng cáo dạng video và hình ảnh trên nền tảng Youtube hoặc mạng hiển thị.
  • Quảng cáo trên Gmail: Hiển thị quảng cáo xuất hiện trên các tab bên trên cùng của hộp thư người dùng. 

Các nhà quảng cáo có thể để chiến dịch xuất hiện trước mặt người tiêu dùng trước khi họ bắt tay vào việc tìm kiếm những thông tin mà nhà quảng cáo cung cấp. Hoặc cũng có thể cân nhắc sử dụng quảng cáo bám đuôi dành cho những khách hàng đã truy cập ứng dụng, website trước đó. 

Quảng cáo mua sắm 

Hiện đây là xu hướng quảng cáo mới trên nền tảng Google, khá thích hợp đối với các doanh nghiệp sở hữu cửa hàng bán lẻ trực tuyến. Quảng cáo mua sắm là một trong các dạng quảng cáo Google cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới giá cả, sản phẩm, thương hiệu, doanh nghiệp… đến với người tiêu dùng.

Tác dụng của việc sử dụng chiến dịch quảng cáo mua sắm:

  • Giúp tăng số lưu lượng truy cập đến cửa hàng hoặc website.
  • Giúp tệp khách hàng chất lượng hơn.
  • Dễ dàng quản lý hơn đối với các chiến dịch bán lẻ. 

Khi sử dụng quảng cáo này, phí chỉ được tính khi có người dùng thực hiện một trong số các hành động dưới đây:

  • Người dùng click nhấp chuột vào quảng cáo và chuyển hướng sang Landing Page trên website,
  • Người dùng click nhấp vào quảng cáo và chuyển đến Landing Page được lưu trữ trên Google.

Quảng cáo mua sắm có thể xuất hiện tại:

  • Google Mua sắm (các quốc gia đã được chọn lọc).
  • Google tìm kiếm ở bên cạnh ô kết quả tìm kiếm và nằm tách biệt so với quảng cáo bằng văn bản
  • Website của đối tác tìm kiếm trên Google.
  • Mạng hiển thị của nền tảng Google. 

Quảng cáo bằng video 

Quảng cáo bằng video sẽ cho phép video của các nhà quảng cáo hiển thị ở Youtube hoặc mạng hiển thị trên nền tảng Google.

Quảng Cáo Bằng Video 
Các Dạng Quảng Cáo Google Bằng Video

Các dạng quảng cáo Google bằng video gồm:

  • Skippable in-stream Ads (Quảng cáo hiển thị trong luồng có thể nhấn bỏ qua): Quảng cáo của doanh nghiệp bạn sẽ được phát ở đầu, giữa hoặc sau một video khác. Sau khoảng 5s, người xem có thể nhấn vào nút skip để bỏ qua quảng cáo. Dạng này sẽ xuất hiện ở các trang của Youtube, video của website đối tác hoặc các apps nằm trong mạng hiển thị. 
  • Non Skippable in-stream Ads (Quảng cáo hiển thị trong luồng không thể nhấn bỏ quả): Cách thức hoạt động của dạng quảng cáo này tương tự với quảng cáo Skippable in-stream Ads nhưng quảng cáo Non Skippable in-stream Ads có độ dài tối đa là 15 giây và không thể nhấn skip để bỏ qua quảng cáo. Nếu muốn truyền tải tất cả thông điệp của mình thì nên sử dụng Non Skippable in-stream Ads. 
  • Bumper Ads (Quảng cáo đệm): Dạng quảng cáo này chỉ có thời lượng tối đa là 6 giây và người xem không thể nhấn vào nút skip để bỏ qua quảng cáo. Bumper Ads sẽ giúp bạn tiếp cận được một lượng lớn khách hàng đồng thời tăng mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp nhờ sử dụng thông điệp đơn giản, ngắn và dễ nhớ. 
  • TrueView Outstream (Quảng cáo hiển thị ngoài luồng): Dạng quảng cáo này sẽ được hiển thị ở các website đối tác. Quảng cáo hiển thị ngoài luồng chỉ có thể hiển thị trên máy tính bảng hoặc điện thoại di động để người dùng dễ dàng nhấn vào để phát video của bạn. 
  • Quảng cáo khám phá trên video Trueview: Bao gồm một hình thu nhỏ của video cùng một số văn bản, dạng quảng cáo này sẽ mời người xem click nhấp chuột vào để xem video. 
  • Youtube Mastheads Ads (Quảng cáo hiển thị ở trên đầu của Youtube): Là định dạng quảng cáo gốc hiển thị ở đầu trang chủ của Youtube trên các thiết bị như PC, TV, Smartphone… Nên sử dụng định dạng này khi chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới hoặc tiếp cận tệp khách hàng lớn trong thời gian ngắn. 

Bạn có thể tham khảo về dịch vụ chạy quảng cáo Youtube hiệu quả để có thể tìm kiếm một đơn vị chạy tốt nhất cho doanh nghiệp mình.

Quảng cáo qua ứng dụng toàn cầu

Nếu là một nhà phát triển các ứng dụng thì bạn nên sử dụng dạng quảng cáo này của Google để giới thiệu ứng dụng đến người dùng thông qua: Google Play, Google Search, Mạng hiển thị của Google và Youtube. 

Nhà quảng cáo thì chỉ nhập thêm một vài dòng văn bản, đặt mức giá thầu và phần còn lại sẽ được tối ưu để khách hàng nhìn thấy quảng cáo của bạn. Không giống như các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, bạn sẽ không cần phải thiết kế từng quảng cáo riêng lẻ cho chiến dịch này. Thay vào đó, Google sẽ sử dụng ý tưởng văn bản mà bạn đề xuất trong danh sách cửa hàng để thiết kế chiến dịch quảng cáo phù hợp nhất. 

Chiến dịch quảng cáo thông minh

Là một trong các dạng quảng cáo Google giúp doanh nghiệp của bạn thu hút được khách hàng cũng như làm cửa hàng nổi bật thông qua việc quảng bá trên các nền tảng như Google, Google Maps hoặc các website đối tác. Chiến dịch quảng cáo thông minh có thể hiển thị khi: 

  • Có khách hàng tiềm năng xuất hiện trong vị trí địa lý mà bạn nhắm mục tiêu.
  • Những khách hàng thuộc các khu vực lân cận nhưng họ tìm kiếm bằng các cụm từ có liên quan đến quảng cáo của doanh nghiệp.

Để khởi tạo được một chiến dịch thông minh, Google sẽ yêu cầu doanh nghiệp bạn lựa chọn một trong số các mục tiêu dưới đây:

  • Tăng số cuộc điện thoại.
  • Tăng số lượng khách hàng ghé thăm trực tiếp tại cửa hàng.
  • Tăng số lượng bán hàng hoặc số lượng đăng ký website.

Mặc dù chỉ có thể lựa chọn một mục tiêu cho một chiến dịch quảng cáo thông minh nhưng doanh nghiệp bạn có thể tạo nhiều chiến dịch để phục vụ nhiều mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp. 

1 số thông tin cập nhật 2024 về các dạng quảng cáo Google 

Các dạng quảng cáo Google nào được ưa chuộng đồng thời đem đến hiệu quả nhất?

  • Trong các dạng quảng cáo Google kể trên sẽ mang đến những hiệu quả khác nhau. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, mặt hàng cũng như mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp để chọn lựa được hình thức quảng cáo phù hợp nhất.
  • Hiện nay, xu hướng quảng cáo trên Google Shopping là một trong các dạng quảng cáo Google đang rất được nhà các quảng cáo ưa chuộng. Bởi dạng quảng cáo này sẽ hiển thị được hình ảnh cũng như các thông tin liên quan tới sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng có nhu cầu tìm kiếm trên Google.
  • Bên cạnh đó, quảng cáo trên Youtube cũng đang dần trở nên phổ biến. Sử dụng hình thức quảng cáo này đem lại một phần doanh thu không hề nhỏ cho các doanh nghiệp. 

Cách tính phí quảng cáo căn cứ vào CPC, CPM

  • CPC là cụm từ viết tắt của Cost Per Click có nghĩa là giá tính cho mỗi lần click nhấp chuột: Cách tính này dựa vào mức giá tối đa mà các nhà quảng cáo có thể đặt khi có người dùng click nhấp chuột vào quảng cáo của mình. Với cánh tính này, bạn sẽ nhận được giá trị tốt nhất vì chỉ cần chi trả phí khi có người quan tâm và nhấp vào quảng cáo.
  • CPM là cụm từ viết tắt của Cost Per 1000 Impression, có nghĩa là trả phí cho một nghìn lượt hiển thị: Các nhà quảng cáo sẽ đặt mức giá thầu mong muốn trả cho 1000 lượt hiển thị. 
  • Giá thầu CPC được sử dụng cho Quảng cáo Google Search, Quảng cáo Google Apps, Quảng cáo Google shopping. Cách tính phí này sẽ giúp tối ưu được loại hình quảng cáo, đồng thời giúp bạn chủ động trong việc đặt mức giá thầu cho mỗi chiến dịch quảng cáo. 
  • Quảng cáo hiển thị có thể sử dụng cả hai cách tính phí là CPC và CPM. Còn CPM chỉ được sử dụng cho hình thức quảng cáo trên Youtube. 

Tổng kết 

Như vậy, trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan đến đặc điểm cũng như cách thức hoạt động của các dạng quảng cáo Google. Các nhà quảng cáo nên căn cứ vào tình hình thực tiễn để lựa chọn được hình thức phù hợp nhất với chiến dịch Marketing nhằm mang lại hiệu quả cao nha. Đừng quên, nếu có bất cứ thắc mắc cần giải quyết thì cứ liên hệ cho Trust Media nhé! 

 

DMCA.com Protection Status